Page 68 - Maket 17-11_merged
P. 68
CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
- Hệ thống đô thị tăng nhanh về số lượng, hình thành hai vùng đô thị lớn có vai trò,
vị trí đặc biệt quan trọng cùng với các chuỗi, chùm đô thị phân bố rộng khắp các vùng,
miền. Hai vùng đô thị lớn (vùng Thủ đô Hà Nội và vùng TP Hồ Chí Minh) đi đầu trong
quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa của quốc gia, đóng vai trò là các cực tăng trưởng
kinh tế chủ đạo.
- Hạ tầng kỹ thuật đô thị được chú trọng đầu tư theo hướng đồng bộ và từng bước
hiện đại, hạ tầng xã hội đô thị được đa dạng hoá, tăng quy mô và cải thiện chất lượng
phục vụ. Nhiều công trình đường cao tốc, quốc lộ, các tuyến vành đai tại các đô thị lớn,
cảng hàng không, cảng biển quan trọng, quy mô lớn được xây dựng và nâng cấp đã góp
phần làm tăng khả năng két nối giữa các vùng, miền trong cả nước và giao thương quốc
tế.
- Chất lượng sống tại đô thị từng bước được nâng cao, tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ hộ
nghèo ngày càng giảm. Người dân đô thị được cung cấp đầy đủ các dịch vụ phục vụ nhu
cầu thiết yếu về y tế, giáo dục, nước sạch...
- Kinh tế đô thị tăng trưởng ở mức cao, đóng góp tỷ trọng ngày càng lớn vào kinh
tế chung của địa phương, vùng và cả nước, trong đó nổi bật là vai trò quan trọng của các
thành phố trực thuộc TW . Tăng trưởng kinh tế đô thị bình quân ở mức 12-15%/năm,
12
gấp 1,2 đến 1,5 lần tăng trưởng của nền kinh tế. Năm 2020, ước tính kinh tế đô thị đóng
góp khoảng 70% GDP cả nước. Trong đó, 5 thành phố trực thuộc TW mặc dù chỉ chiếm
2,9% về diện tích, 22% về dân số nhưng năm 2020 đóng góp tới 45,4% GDP cả nước.
Khu vực đô thị tiếp tục khẳng định vai trò tạo động lực phát triển kinh tế của cả nước,
tạo ra hàng triệu việc làm cho người lao động, góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy
kinh tế toàn quốc phát triển.
- Môi trường đầu tư kinh doanh tại các đô thị ngày càng được cải thiện. Hiệu quả
hoạt động của doanh nghiệp khu vực đô thị tiếp tục được nâng cao. Hầu hết các đô thị lớn
và các địa phương có tỉ lê đô thị hóa cao đều thuộc nhóm đầu trong xếp hạng về chỉ số
năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, trong đó 5 thành phố trực thuộc Trung ương đều xếp trong
nhóm 15 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước.
- Tài chính cho phát triển đô thị từng bước được củng cố; số lượng các tỉnh, thành
phố tự chủ tài chính tăng lên. Giai đoạn 2011-2020, Trung ương và các địa phương đã bố
trí nguồn vốn lớn cho phát triển đô thị, tập trung vào đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông,
chỉnh chang và tái thiết đô thị. Nguồn thu ngân sách của chính quyền đô thị tăng mạnh,
đóng góp đáng kể vào hoạt động đầu tư phát triển đô thị và vào nguồn ngân sách của cả
nước, trong đó nguồn thu từ đất, chiếm l2-15% thu ngân sách nội địa hàng năm.
(12) TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ.
67