Page 67 - Maket 17-11_merged
P. 67
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
kinh tế - xã hội quốc gia, khu vực và quốc tế, góp phần thực hiện tốt hai nhiệm vụ chiến
lược là xây dựng xã hội chủ nghĩa và bảo vệ tổ quốc”. Chiến lược phát triển kinh tế - xã
hội giai đoạn 2011 - 2020 thừa nhận một cách không chính thức rằng, đô thị hóa là điều
cần thiết để thúc đẩy thực hiện các mục tiêu công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước .
10
Sau 35 năm thực hiện chính sách đổi mới, nước ta đã đạt được nhiều tiến bộ vượt
bậc trong phát triển kinh tế, nâng cao mức sống của người dân, phúc lợi xã hội được
cải thiện rõ rệt, góp phần đưa đất nước trở thành quốc gia có mức thu nhập trung bình
trên thế giới. Thu nhập bình quân đầu người năm 2020 đạt 50,8 triệu đồng/năm, gấp
2,16 lần so với năm 2010. Các đô thị, đặc biệt là các đô thị lớn là nơi thu hút các doanh
nhân, quy tụ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh của cả nước và là nguồn
đóng góp ngân sách lớn nhất. Kinh tế đô thị góp khoảng 70% GDP cả nước. Riêng
Thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Hà Nội chiếm 42,4% tổng nộp ngân sách cả
nước năm 2020.
Quá trình ĐTH đem lại nhiều tác động tích cực, góp phần không nhỏ vào quá trình
phát triển ở cấp quốc gia, cấp vùng và địa phương. Những lợi ích do quá trình ĐTH đem
lại như: tạo động lực (trở thành cực phát triển) cho các địa phương, góp phần nâng cao
chất lượng cơ sở hạ tầng, phát triển các ngành công nghiệp, thương mại và dịch vụ, tạo
việc làm cho cư dân địa phương,…Bên cạnh đó, đô thị hóa còn gây ra những tác động
tiêu cực làm ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình phát triển theo mục tiêu phát triển bền
vững của các địa phương như: làm thay đổi hiện trạng sử dụng đất gây ra những tác động
tiêu cực, di dân tự do và những ảnh hướng tới quá trình phát triển kinh tế - xã hội, phát
triển thiếu đồng bộ cơ sở hạ tầng; vấn đề ô nhiễm môi trường trong đô thị...
5. Những mặt tích cực, hạn chế của quá trình đô thị hóa tại Việt Nam
5.1 Những mặt tích cực
- Tốc độ đô thị hóa nhanh tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển KT-XH, thúc đẩy
chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động theo hướng CNH, HĐH. Quá trình ĐTH
diễn ra mạnh mẽ nhất tại 2 vùng kinh tế - xã hội quan trọng là vùng ĐBSH và vùng ĐNB,
thấp nhất tại vùng Trung du miền núi phía bắc. Kết quả ĐTH đã tạo ra khu vực đô thị
với không gian kinh tế được mở rộng và môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, hạ tầng
phát triển. Từ đó tạo điều kiện cho phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ, thu hút
FDI và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, nâng cao năng suất, chất
lượng tăng trường kinh tế. ĐTH đã góp phần đáng kể trong chuyển dịch cơ cấu lao động,
làm giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội từ 72.41 % năm 2010
xuống còn 33,1 % năm 2020 .
11
(10 ) Đánh giá đô thị hóa ở Việt Nam, World Bank.
(11) Niên giám thống kê năm 2020
66