Page 63 - Maket 17-11_merged
P. 63

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

               2.3 Giai đoạn từ 2008 đến nay

               - Trong giai đoạn này, quá trình đổi mới, hội nhập sâu rộng vào khu vực và quốc tế
           diễn ra bao trùm trong nhiều lĩnh vực. Nông nghiệp, nông thôn có sự phát triển toàn diện,
           ứng dụng công nghệ cao, công nghệ số trong sản xuất nông nghiệp được đẩy mạnh. Công
           tác phát triển đô thị, xây dựng NTM, phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn với quá trình
           ĐTH được Đảng và Nhà nước ngày càng quan tâm, chú trọng hơn. Cùng với các chiến
           lược, định hướng thúc đẩy quá trình CNH - HĐH đất nước, nhiều Nghị quyết, Chương
           trình đã được Đảng và Chính phủ ban hành nhằm định hướng, chỉ đạo thực hiện quá trình
           đô thị hóa thành công. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII cũng đã xác định
           nhiệm vụ từng bước hình thành hệ thống đô thị có kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, thân
           thiện với môi trường, gồm một số đô thị lớn, nhiều đô thị vừa và nhỏ liên kết và phân
           bố hợp lý trên các vùng; Phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn gắn với xây dựng
           NTM, chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn gắn với xây dựng NTM và quá trình ĐTH
           một cách hợp lý, nâng cao chất lượng dịch vụ và kết cấu hạ tầng KT-XH, thu hẹp khoảng
           cách về phát triển giữa đô thị và nông thôn. Góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng thành
           công sự nghiệp CNH - HĐH đất nước, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số
           445/QĐ-TTg ngày 07/4/2009 về điều chỉnh định hướng quy hoạch tổng thể phát triển hệ
           thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050, trong đó định hướng
           phát triển các đô thị lớn, đô thị cực lớn như Thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải
           Phòng, Vinh, Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Cần Thơ..., phát triển các chuỗi và chùm đô thị.

               - Năm 2018, tỷ lệ đô thị hóa ở Việt Nam đạt 38%, tăng 0,9% so với năm 2017,  từ
           30,5% năm 2010 lên đến 40% năm 2019. Tuy nhiên, theo dự báo của Trung tâm Thông
           tin và Dự báo kinh tế - xã hội Quốc gia (NCIF) (2019), tốc độ đô thị hóa của Việt Nam
           sẽ giảm dần trong giai đoạn từ 2021 - 2030, theo đó, tỷ lệ đô thị hóa sẽ đạt 40,5% năm
           2025, và hơn 44% đến năm 2030.
               - Diện tích đất đô thị từ năm 2000 đến 2015 đã tăng thêm 652.144 ha và dân số đô
           thị tăng thêm 10,2 triệu người. Diện tích đất ở đô thị tại Việt Nam năm 2010 gần như
           gấp đôi so với năm 2000, đạt 134 nghìn ha, cao hơn 20% so với mục tiêu do Quốc hội đề
           ra (111 nghìn ha). Năm 2020, quy mô đất đai đô thị đã tăng lên 42.676 km . Một số đô
                                                                             2
           thị tăng diện tích nhiều lấn, thậm chí lên đến 20 lần so với diện tích ban đầu. TP Hồ Chí
           Minh, trung tâm kinh tế của Việt Nam có diện tích đất đô thị mở rộng nhanh nhất Việt
           Nam và cùng thuộc nhóm nhanh nhất Đông Á, đạt khoảng 4%/năm. Đi liền với quá trình
           đô thị hóa, các loại đất không phải đô thị đều có xu hướng chuyển thành đất đô thị. Giai
           đoạn 2000-2011 mức chuyển cao hơn so với giai đoạn 2011-2017. Thực trạng chuyển
           dịch đất đai cho thấy, nông nghiệp tăng mạnh nhất về giá trị tuyệt đối nhưng đất ở đô thị
           tăng mạnh nhất về giá trị tương đối. Các giai đoạn 2000-2011, 2011-2017 và 2000-2017
           mức tăng tương ứng là 5,75%; 1,69% và 4,48%.



                                                62
   58   59   60   61   62   63   64   65   66   67   68