Page 58 - Maket 17-11_merged
P. 58
CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Cách làm tại các khu vực vùng ven vốn giao thoa giữa nhiều chủ thể, cơ chế tham
vấn và hệ thống minh bạch đánh giá nhằm đảm bảo hài hòa lợi ích là then chốt. Bên cạnh
đó cần phát triển cơ chế ‘thông minh’ để triển khai thực hiện. Cơ chế này đòi hỏi sử dụng
và phát triển các công cụ đánh giá và theo dõi phù hợp để có thể định hình ưu tiên phát
triển theo giai đoạn, vừa đảm bảo phù hợp với thực tiễn và nguồn lực tài chính, vừa đảm
bảo kiểm soát bảo vệ tài nguyên đất và nước.
Những nội dung đã đề cập là một miếng ghép nhỏ trong bức tranh lớn về kiểm soát
quá trình đô thị hóa nhanh tại vùng giáp ranh ở các vùng đô thị lớn. Nội dung trao đổi
nói trên vẫn mang tính nguyên tắc để các thành phố lớn có thể lựa chọn ưu tiên để đơn
giản hóa cách áp dụng cho phù hợp với thực tiễn địa phương.
II. THỰC TRẠNG ĐÔ THỊ HÓA Ở VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020
1. Khái niệm đô thị hóa
1.1 Khái niệm
- Đô thị hóa là sự mở rộng của đô thị, tính theo tỉ lệ phần trăm giữa số dân đô thị
hay diện tích đô thị trên tổng số dân hay diện tích của một vùng hay khu vực. Nó cũng có
thể tính theo tỉ lệ gia tăng của hai yếu tố đó theo thời gian. Nếu tính theo cách đầu thì nó
còn được gọi là mức độ đô thị hóa; còn theo cách thứ hai, nó có tên là tốc độ đô thị hóa.
Đô thị hóa là quá trình phát triển rộng rãi lối sống thị thành thể hiện qua các mặt dân số,
mật độ dân số, chất lượng cuộc sống...
Trong quá trình phát triển xã hội, đô thị hóa là một chỉ tiêu thể hiện trình độ phát
triển xã hội. Nó thể hiện một cách tổng thể cho nhiều mặt phát triển xã hội như kinh tế, xã
hội, văn hóa, giáo dục, khoa học kỹ thuật, điều kiện sống và làm việc, thu nhập.., trong sự
so sánh giữa hai khu vực đô thị và nông thôn. Nó được thể hiện bằng tỷ lệ % đô thị hóa.
Đây là quan niệm truyền thống về đô thị hóa, chỉ tính trong không gian khu vực đô thị.
Khi xã hội phát triển, đặc biệt là ở các nước phát triển, khu vực nông thôn xuất hiện
nhiều người dân có nghề nghiệp phi nông nghiệp, công nhân nông nghiệp định cư trong
các khu dân cư có điều kiện sống như đô thị, thậm chí còn hơn cả đô thị, đã hình thành
một quan niệm mở rộng hơn về đô thị hóa không bó hẹp trong không gian khu vực đô thị.
- Đô thị hóa là kết quả tất yếu của sự phát triển kinh tế - xã hội mà biểu hiện của nó
là sự tăng nhanh về số lượng và quy mô của các đặc điểm dân cư đô thị, sự tập trung dân
cư trong các thành phố nhất là các thành phố lớn và phổ biến rộng rãi lối sống thành thị.
- Phát triển đô thị bền vững là sự phát triển hài hòa, cân bằng giữa phát triển kinh
tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường, nhằm mục tiêu tạo ra điều kiện sống của dân
cư đô thị khá giả hơn, tiện nghi và hạnh phúc hơn ở thế hệ hiện tại mà không gây ra gánh
57