Page 57 - Maket 17-11_merged
P. 57

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

           phát triển trên thực tế. Ranh giới đô thị về mặt hành chính là ranh giới khu vực nội thị
           được xác lập đến cấp xã/phường, căn cứ theo quyết định hành chính có bản đồ và các
           mốc giới đi kèm. Ranh giới đô thị về mặt xây dựng là ‘đường bao (hoặc một dải không
           gian chuyển tiếp) phân tách phạm vi khu vực đô thị được xây dựng và khu vực ngoại vi
           chưa phát triển’. Đây là một bài học mà Việt Nam cần rút kinh nghiệm khi tiến hành quy
           hoạch nhằm gắn kết giữa vùng ven đô và ranh giới đô thị
               2.3.2 Chính sách quản lý, tổ chức quy hoạch

               Việc quản lý sự thay đổi ranh giới từ các đồ án quy hoạch đô thị và các quy chế
           quản lý kiến trúc quy hoạch cũng chưa hoàn thiện. Tốc độ thiết kế và phê duyệt đồ án
           quy hoạch phân khu thường không theo kịp với yêu cầu. Đây cũng là nguyên nhân dẫn
           đến tình trạng quy hoạch treo và dự án treo ở những khu giáp ranh đô thị.

               Các đô thị Việt Nam thường hình thành với một thành phố hạt nhân luôn bị quá tải,
           bao quanh là vùng nông thôn rộng lớn mang nặng cơ cấu truyền thống văn hoá làng, xã
           với mặt bằng dân trí không cao. Có sự đối lập rõ nét của khu vực nhà cao tầng, khu nhà
           ở sang trọng và các xóm nhà lụp xụp, tạm bợ của người nghèo và người mới nhập cư. Vì
           thế trong chính sách quản lý nói chung, nhà nước ban hành hệ thống chính sách kinh tế
           vĩ mô hướng vào thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước. Các chính sách này tác động mạnh
           đến quá trình Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa, qua đó, tạo ra nhu cầu rất lớn về lao động,
           tạo sức hút hấp dẫn lao động di cư tới thành phố.
               Kiểm soát theo ranh giới tăng trưởng là công cụ quản lý bằng quy hoạch theo đường
           bao dự báo tăng trưởng trong tương lai. Khu vực kiểm soát được ưu tiên phát triển hạ
           tầng và phục vụ tiện ích còn bên ngoài là dành cho nông nghiệp và không gian mở.
               2.3.3 Những vấn đề đặt ra trong quy hoạch khu vực ven đô

               Trong bối cảnh Việt Nam, nếu cứ phát triển định hướng chung chung 15-20 năm
           thì có lẽ gần như không thể kiểm soát phát triển tràn lan. Vấn đề phải có chuẩn pháp lý,
           có căn cứ để huy động sự tham gia và nỗ lực của cả hệ thống. Cần coi đây là một ‘chiến
           tuyến’ để tính toán kỹ lưỡng bằng quy trình phù hợp với nhu cầu và đặc điểm phát triển
           của từng giai đoạn. Sau khi chốt vùng cấm cần phát triển công cụ đủ mạnh đi kèm. Kinh
           nghiệm quốc tế cho thấy vấn đề đầu tiên là làm quy hoạch với số liệu ‘thật’, tham gia
           ‘thật’ và giám sát phát triển nghiêm túc.

               Có một vấn đề chú ý là động lực để chính quyền kiên quyết bảo vệ ranh giới là họ
           phải chi phí tài chính để đảm bảo chất lượng sống trong vùng quản lý và giải trình với
           người dân khi phân bổ chi phí quản lý thông qua thuế tài sản (property tax) và phí quản lý
           (utility charge) theo từng đô thị. Dường như động lực này không có hoặc không rõ ràng
           khi chính quyền đô thị ở Việt Nam chưa tự chủ về quy hoạch, chính sách riêng cũng như
           chưa được quyết định mức thu phí gắn với kết quả quản lý.

                                                56
   52   53   54   55   56   57   58   59   60   61   62