Page 53 - Maket 17-11_merged
P. 53
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
trường lao động…) và giao thông công cộng …Vườn tự nhiên cấp vùng (tiếng Pháp:
parc naturel régional hay PNR) là công cụ thực hiện ý tưởng “vùng sinh thái”, tính đến
năm 2014 có 49 PNR.
Dự án nông nghiệp đô thị trong vành đai xanh “PAU” là sáng kiến của cư dân địa
phương về phát triển nông nghiệp đô thị trong vành đai xanh nhằm duy trì không gian
sinh thái nông nghiệp xung quanh đô thị và cung cấp những thực phẩm tươi sống, đặc
biệt mang lại sự gần gũi về cảnh quan giữa thành phố và nông thôn, bổ sung các tiện nghi
cho khu vực đô thị và nông thôn.
Các dự án nông nghiệp đô thị là chiến lược giữ gìn không gian xanh mở đa chức
năng trong vùng Ile-de-France. Giữ không gian nông nghiệp ven đô cho các khu vực
phòng hộ chống lại các nguy cơ do thiên tai tự nhiên (cháy, lũ lụt…), cải thiện vi khí hậu
cho phát triển đô thị và công nghiệp (nhà máy, sân bay, đường cao tốc..) và giảm các bất
cập xã hội (các khu định cư bất hợp pháp, bãi rác không được kiểm soát…) thuộc trách
nhiệm của chính quyền quản lý đất đai.
2.2.3 Trung Quốc (quản lý vùng ven đô - tích tụ đô thị)
Ở Trung Quốc, trong những thập niên vừa qua đã diễn ra tiến trình đô thị hóa mạnh
mẽ với việc trải qua bốn giai đoạn tăng trưởng, tích tụ hình thành các chùm đô thị. Quá
trình tích tụ đô thị được tác động bởi các động lực kinh tế, toàn cầu hóa, tin học hóa, công
nghiệp hóa mới, thông tin, hỗ trợ chính sách và nền kinh tế tri thức; từ các thành phố trở
thành các khu vực đô thị, các vành đai đô thị lớn và một đô thị đặc biệt lớn (megalopolis).
Thực tế đô thị hóa vùng ven đô ở Trung Quốc không theo định hướng có sẵn từ
Chính phủ, các hình thái đô thị nổi lên ở các vùng ngoại vi không liền mạch, rời rạc.
Không gian đô thị được mở rộng bởi chính sách chính thức và phi chính thức.
Có hai mô hình phát triển đô thị ở vùng ven đô, cụ thể: (1) Mô hình đô thị thành lập
mới từ định hướng của Chính phủ cho phép mở rộng thành phố trung tâm vùng; (2) Mô
hình đô thị mới được hình thành từ nhu cầu tích tụ đô thị ở vùng nông thôn. Phát triển các
đô thị mới ở vùng ven đô được xác lập từ định hướng quy hoạch đô thị của Nhà nước “từ
trên xuống” có xu hướng giảm do không khả thi và không phù hợp với xu thế thị trường.
Các đô thị mới hình thành ở vùng ven đô được xác lập “từ dưới lên” có xu hướng
tăng, bởi nó phản ánh quá trình tích tụ theo nhu cầu thị trường, được liên kết chặt chẽ
giữa đô thị - nông thôn, từ đó hội tụ lối sống đô thị. Đặc tính này đôi lúc trở nên phổ biến
ở vùng ven đô thành phố lớn. Tuy nhiên không phải lúc nào cả hai hình thức đô thị hóa
đó cũng được thừa nhận trong hệ thống lập kế hoạch chính thức của Trung Quốc. Do
đó, vùng ven đô các đô thị lớn là cơ hội để chính quyền cấp Trung ương và địa phương
thu hút đầu tư nước ngoài. Nhưng đã có nhiều mô hình đô thị không bền vững được xây
dựng trên thực tiễn, gây nên tác động tiêu cực.
52