Page 51 - Maket 17-11_merged
P. 51

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

           hóa rất cao, sự phát triển không cân đối của thủ đô nhiều quốc gia châu Á, Phi liên quan
           tới kiểu đô thị hóa đặc biệt: cư dân nông thôn ùa vào thành phố. Số người đến càng đông
           nhu cầu việc làm càng tăng.
               Tại các nước đang phát triển, với sự gia tăng của đội ngũ lao động nông thôn thiếu
           kỹ năng nhập cư vào các đô thị thì bài toán tạo việc làm và nơi cư trú cho họ là một
           thách thức không dễ giải đối với chính quyền các đô thị. Theo Tổ chức Hợp tác và Phát
           triển Kinh tế (OECD), đến năm 2025, 1 tỷ việc làm mới cần được tạo ra để đáp ứng
           nhu cầu tìm việc làm của số cư dân tăng thêm tại các đô thị ở các nước đang phát triển.
           Bên cạnh đó, sự phát triển nhanh của các đô thị ở các nước đang phát triển đi kèm với ô
           nhiễm môi trường, thiếu nhà ở và nước sạch là những vấn nạn “kinh niên” ở các thành
           phố này. Tại thành phố Sao Paulo, Brazil, số liệu thống kê cho thấy hàng triệu người dân
           đang phải sống trong những căn nhà tạm bợ, thiếu tiện nghi cơ bản.

               Theo các chuyên gia của Ngân hàng Thế giới (WB), đối với các nước đang phát
           triển, quy hoạch vùng và quản lý đô thị là vấn đề vô cùng cần thiết để có thể mang đến
           cho cả khu vực không gian phát triển tốt và bền vững, cũng như đáp ứng nhu cầu về việc
           làm, nhà ở, dịch vụ y tế... của các tầng lớp dân cư khác nhau trong đô thị.

               2.2 Kinh nghiệm đô thị hóa ở một số nước trên thế giới
               2.2.1 Mỹ (Thành phố ngoại ô - Vành đai đô thị ngoại ô)
               Ở nước Mỹ, mở rộng đô thị đến vùng ven đô thành phố lớn không có giới hạn mà
           theo nhu cầu sử dụng. Vùng ven đô đã trở thành vùng đại đô thị rộng lớn có đặc trưng
           khác biệt, ở đó ô tô là biểu tượng văn hóa đô thị, còn cư dân trung lưu được thỏa mãn sở
           hữu những dinh thự rộng lớn và tiện nghi. Từ một thành phố thuộc địa có chức năng hỗn
           hợp vào cuối thế kỷ XIX trở thành thành phố chuyên ngành quy mô lớn hơn vào đầu thế
           kỷ XX. Đây là thời kỳ đô thị hóa lần thứ nhất với không gian đô thị được phân tầng xã
           hội của khu phố nghèo khó với khu phố dành cho giới thượng lưu.
               Thời kỳ đô thị hóa lần hai vào khoảng thập niên 70 của thế kỷ XX, thành phố tiếp
           tục mở rộng nhanh chóng và phân cực, đô thị hóa vùng ven diễn ra nhanh và xuất hiện
           các khu nhà ổ chuột, nhà ở xã hội và khu nhà tạm. Cuối thế kỷ XX, vùng ngoại ô tiếp tục
           mở rộng không giới hạn hình thành thành phố ngoại vi, dưới dạng đô thị phòng ngủ với
           rất nhiều khu nhà ở dành cho nhà giàu đô thị.

               Quá trình mở rộng không gian thành phố xuất hiện những hình thức kết tụ mới,
           những đô thị vệ tinh, trung tâm phụ, thành phố ngoại vi đã hình thành và tự hoàn thiện
           những chức năng cơ bản của thành phố, bổ sung những ngành công nghiệp thương mại
           hay dịch vụ và cư ngụ, dần dà những đô thị ở vùng ven đô phát triển thành những trung
           tâm mới có chức năng giống với khu vực CBD được Joel Gareau (1991) gọi là thành phố
           ngoại vi (Edge city).

                                                50
   46   47   48   49   50   51   52   53   54   55   56