Page 46 - Maket 17-11_merged
P. 46

CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

           hoàn toàn cho giáo dục sơ đẳng, cầu nối và tác động, tương trợ giữa nông thôn và thành
           thị cùng nhau phát triển bền vững.

               Cách thức cơ bản của phong trào OVOP theo đúng tên gọi của nó là “mỗi làng một
           sản phẩm”, nghĩa là mỗi làng chọn cho mình một sản phẩm đặc biệt nổi trội, có tính cạnh
           tranh cao nhất so với các địa phương khác, để chính quyền hỗ trợ về chính sách, kỹ thuật,
           vốn và thị trường, nhằm mang lại giá trị gia tăng cao nhất. Nhờ đó, họ tạo được những
           sản phẩm có thương hiệu như: Chanh Kobosu; thịt bò Bungo; nấm Oita; đồ gỗ mỹ nghệ
           ở thị trấn Yufuin; cam, cá khô ở làng Yonouzu; chè và măng tre ở làng Natkatsu…. Trong
           20 năm (1979-1999), phong trào OVOP đã tạo ra được 329 sản phẩm với tổng doanh thu
           là 141 tỷ Yên/năm (1,1 tỷ USD).
               Bài học kinh nghiệm từ Nhật Bản:

               - Ba nguyên tắc: “Từ địa phương tiến ra toàn cầu”; “Tự tin - Sáng tạo”; “Tập trung
           phát triển nguồn nhân lực”.

               - Vận dụng đối với các làng nghề, các vùng có sản phẩm đặc sản, vấn đề xây dựng
           thương hiệu, truy xuất nguồn gốc, tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
               Từ bài học của phong trào OVOP, ngay từ năm 2005, Bộ Nông nghiệp và Phát triển
           nông thôn đã xây dựng Đề án thí điểm: “Chương trình phát triển mỗi làng một nghề
           giai đoạn 2006-2015”. Đến 2010, “Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống theo
           phương châm “Mỗi làng, một sản phẩm”, phát triển nghề, thủ công theo thế mạnh của
           địa phương” là một trong năm nội dung cốt lõi thực hiện mục tiêu “chuyển dịch cơ cấu,
           phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân” trong Chương trình NTM giai đoạn
           2010-2015. Tuy nhiên, phải đến 2018, Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn
           2018-2020 (OCOP) mới chính thức được triển khai trên toàn quốc và đã có những kết
           quả tích cực cho đến nay.

               1.3 Hàn Quốc
               Những năm 1950, Hàn Quốc là một trong nhiều quốc gia nghèo nhất trên thế giới,
           nhưng đến nay, nền kinh tế Hàn Quốc đã vươn lên, đứng hàng thứ 3 châu Á và thứ 13
           trên thế giới. Thành công của Hàn Quốc không chỉ ở công nghiệp, dịch vụ mà còn cả lĩnh
           vực nông nghiệp, trong đó phải kể đến phong trào Saemaul hay phong trào Làng mới
           (SU). Phong trào SU được Chính phủ Hàn Quốc phát động năm 1970 và được người dân
           hưởng ứng mạnh mẽ.
               Phong trào SU ra đời với 3 tiêu chí: (i) Cần cù (chăm chỉ); (ii) Tự lực vượt khó; (iii)
           Hợp tác (hiệp lực cộng đồng). Sau 8 năm sau phát động phong trào SU, nhiều dự án đã
           được triển khai và hoàn thành với mục đích phát triển kết cấu hạ tầng ở khu vực nông
           thôn. Hàn Quốc đã ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, góp phần gia



                                                45
   41   42   43   44   45   46   47   48   49   50   51