Page 66 - Maket 17-11_merged
P. 66
CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Bộ mặt các đô thị đã có những thay đổi lớn: văn minh, hiện đại và xanh, sạch, đẹp hơn.
Mở ra nhiều cơ hội việc làm, tăng thu nhập và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần
của người dân. Trong giai đoạn này, khu vực đô thị - hạ tầng cơ bản và là tâm điểm tăng
trưởng của nền kinh tế - được xác định là nơi “nóng” nhất của yêu cầu phát triển bền
vững. Với một sự thay đổi mạnh mẽ về cơ sở hạ tầng đô thị, đã thu hút được số lượng
lớn các nhà đầu tư nước ngoài, khách du lịch đến Việt Nam ngày càng tăng..., điều đó
cho thấy, Việt Nam đang trong giai đoạn quá độ để trở thành quốc gia công nghiệp phát
triển. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn không ít hệ lụy, bất cập khó giải quyết trong thời gian
ngắn, đó là vấn đề gia tăng dân số ở khu đô thị, hạ tầng cơ sở, nhà ở, giao thông, môi
trường, an ninh trật tự…
4. Nhu cầu và yêu cầu cấp thiết phải tiến hành đô thị hóa ở Việt Nam
Đô thị hóa là một quá trình tất yếu, có mối quan hệ mật thiết với phát triển kinh tế
và quá trình CNH-HĐH của mỗi quốc gia. Hầu hết các quốc gia trong thời kỳ CNH đạt
được tăng trưởng kinh tế bền vững đều trải qua quá trình ĐTH. Đô thị hóa luôn là động
lực quan trọng đối với phát triển kinh tế, không có quốc gia nào có mức thu nhập cao nếu
không trải qua quá trình ĐTH thành công . Quá trình đô thị hóa ở mỗi nước cũng diễn ra
9
theo xu hướng nhanh, chậm khác nhau bởi nó phụ thuộc vào điều kiện và trình độ phát
triển kinh tế - xã hội ở quốc gia đó.
Hiện nay hơn một nửa dân số thế giới sống ở các đô thị, tăng trưởng dân số đô thị
đang diễn ra ở hầu hết các nước đang phát triển, với khoảng 66 triệu người di cư đến các
đô thị mỗi năm. Theo báo cáo Chương trình dân số của Liên Hợp Quốc đến năm 2050,
số dân cư thành thị sẽ chiếm 2/3 trên tổng dân số toàn cầu và 80% GDP của toàn bộ nền
kinh tế thế giới.
Với khởi đầu từ chính sách đổi mới, Việt Nam đã nhanh chóng tiến bước vào con
đường tự do hóa kinh tế. Đảng và Nhà nước luôn có sự quan tâm đặc biệt đến quá trình
ĐTH. Nhiều Nghị quyết, chương trình nhằm định hướng, chỉ đạo thực hiện quá trình
ĐTH. Nhiều chính sách khác nhau đã được ban hành để khuyến khích phân bố tăng
trưởng kinh tế và phát triển đô thị đồng đều hơn. Chính phủ đã ban hành Quyết định số
10/1998/QĐ-TTg ngày 23/01/1998 về Chiến lược phát triển và xây dựng hệ thống Đô
thị đến năm 2020, với định hướng phát triển các đô thị vừa và nhỏ, đồng thời kiềm chế
sự tăng trưởng của các đô thị lớn. Sau đó, chính phủ đã ban hành Quyết định số 445/QĐ-
TTg ngày 07/4/2009 với mục tiêu “Từng bước xây dựng hoàn chỉnh hệ thống đô thị Việt
Nam phát triển theo mô hình mạng lưới đô thị; có cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội
phù hợp, đồng bộ, hiện đại; có môi trường và chất lượng sống đô thị tốt; có nền kiến trúc
đô thị tiên tiến, giàu bản sắc; có vị thế xứng đáng, có tính cạnh tranh cao trong phát triển
(9) Con đường đô thị hóa của Trung Quốc/Người dịch: Nguyễn Thị Mai Anh; Hiệu đính: Bạch Minh Tuấn
65