Page 101 - Khéo Ăn Nói Sẽ Có Được Thiên Hạ
P. 101

Những câu nói này hoàn toàn không có nội dung cụ thể mà thường
           chỉ được nói ra khi xúc động, dễ gây phản cảm đối với người phỏng
           vấn. Nếu gặp người phỏng vấn dễ tính, có thể họ sẽ không làm khó
           bạn. Nhưng nếu gặp phải người khó tính, họ sẽ hỏi bạn: “Vậy bạn nói

           xem bạn sẽ dùng cách nào?”, hoặc “Hướng phát triển mới của ngành
           này là gì?”... Khi đó, nhất định bạn sẽ bối rối và không nói được gì cả.
           Bởi vì tình hình thực tế rất cụ thể và phức tạp, nếu bạn cứng đầu tiếp
           tục trả lời sẽ chỉ khiến bản thân rơi vào tình cảnh tiến thoái lưỡng

           nan.


                 Tự giới thiệu chỉ là một trong nhiều nội dung của một cuộc phỏng
           vấn, bạn nên cố gắng thể hiện thực lực một cách khách quan, không

           khoa trương, không làm lộ nhược điểm, vì như vậy bạn và người
           phỏng vấn sẽ rất khó tiếp tục cuộc nói chuyện.


                 Triệu đi phỏng vấn vào một công ty du lịch quốc tế, khi tự giới

           thiệu, anh nói: “Tôi rất thích du lịch, biết rõ về các danh lam thắng
           cảnh, tôi đã tới hầu hết các khu danh thắng trên cả nước.” Người
           phỏng vấn rất có hứng với điều này bèn hỏi: “Vậy anh đã đến Đà Lạt
           chưa?” Bởi vì người phỏng vấn là người Đà Lạt nên rất hiểu về quê

           hương mình, muốn nhân cơ hội này để kiểm tra kiến thức của Triệu.
           Triệu chưa bao giờ đến Đà Lạt, nhưng trong lòng nghĩ, nếu nói mình
           chưa đến nơi nổi tiếng như vậy, thì lời mình vừa nói lúc trước sẽ trở
           thành khoác lác. Vì vậy anh ta đánh liều trả lời: “Đã đến rồi”. Người

           phỏng vấn lại hỏi: “Anh ở khách sạn nào?” Triệu không trả lời được
           nên đành nói: “Khi đó tôi ở nhờ nhà một người bạn.” Người phỏng
           vấn lại hỏi: “Nhà bạn anh ở chỗ nào của Đà Lạt?” Triệu không trả lời
           được nữa. Kết quả thế nào thì chúng ta đều có thể đoán được.






                 Những điều cấm kị khi tự giới thiệu


                             trong phỏng vấn xin việc


                 Mục đích cơ bản khi người xin việc tự giới thiệu là khiến cho

           người phỏng vấn bước đầu hiểu về mình, sau đó là cố gắng để lại ấn
           tượng tốt đẹp để cuộc phỏng vấn được diễn ra thuận lợi, từ đó đạt
           được thành công. Vì thế, trong quá trình tự giới thiệu về mình, người
           xin việc phải cố gắng chú ý, tránh phạm phải những lỗi sau đây.



                 Cố ý khoe khoang
   96   97   98   99   100   101   102   103   104   105   106