Page 106 - Khéo Ăn Nói Sẽ Có Được Thiên Hạ
P. 106
“Điều tôi coi trọng là hiệu quả công việc. Tôi có khả năng giao tiếp
tốt, có thể tạo mối quan hệ với bất cứ ai.” Câu trả lời của bạn phải tập
trung khẳng định bạn có khả năng giao tiếp tốt, cởi mở, trong quan
hệ với đồng nghiệp và cấp trên, lấy lợi ích của công ty làm nguyên tắc,
tuyệt đối không tính toán những vấn đề cá nhân.
(10) Nếu vị trí công việc có sự thay đổi, bạn được sắp xếp làm
công việc không như nguyện vọng ban đầu thì bạn có đồng ý không?
“Tôi sẽ cảm thấy tiếc, nhưng tôi sẽ vẫn vui vẻ tuân thủ theo sự sắp
xếp của công ty. Tôi hiểu cơ bản về tác phong làm việc và lĩnh vực
phát triển của công ty nên mới muốn xin vào, vì thế cho dù làm công
việc nào tôi cũng sẽ cố gắng để có thể học thêm nhiều kiến thức.
Đương nhiên, nếu sau này có cơ hội thích hợp được làm công việc
như mong đợi, tôi sẽ rất vui.” Không có gì là tuyệt đối, nếu bạn cảm
thấy sự sắp xếp công việc không phù hợp với bạn, bạn có thể nhẹ
nhàng trình bày ý kiến của mình để đối phương hiểu bạn là ứng viên
tốt nhất cho vị trí họ đang tuyển dụng.
(11) Với trình độ hiện tại của bạn, bạn có thể tìm việc ở một công
ty tốt hơn?
“Không nhất thiết như vậy. Có thể tôi sẽ tìm được một công ty
khác tốt hơn công ty này, nhưng công ty đó lại không chú trọng bồi
dưỡng nhân tài, cơ hội cũng không nhiều như công ty mình. Hoặc
cũng có thể tôi không tìm được công ty tốt hơn, tôi nghĩ mình nên
trân trọng những gì mình đang có.”
Đặc điểm của câu hỏi loại này là người phỏng vấn thường đặt ra
các điều kiện giả thiết và yêu cầu ứng viên trả lời. Có lúc, dù trả lời thế
nào cũng đều không ổn, khi đó bạn nên trả lời bằng ngôn ngữ chung
chung.
(12) Nếu một công ty khác cũng nhận bạn vào làm, bạn sẽ lựa
chọn thế nào?
“Đương nhiên tôi hi vọng được làm việc ở công ty mình. Tôi tìm
hiểu về công ty đã lâu, nếu có được cơ hội, tôi nhất định sẽ không bỏ
qua.”
Khi chưa có lựa chọn cuối cùng, việc trả lời câu hỏi này là tương