Page 107 - Khéo Ăn Nói Sẽ Có Được Thiên Hạ
P. 107
đối khó, lúc này bạn tuyệt đối không được tỏ ra do dự, hãy nhấn
mạnh sự nhiệt tình và mong muốn được vào làm việc cho công ty mà
bạn đang tham gia phỏng vấn.
Người nhảy việc nên thận trọng khi
trả lời nguyên nhân từ bỏ công việc cũ
Mỗi ứng viên nhảy việc, khi tham gia phỏng vấn đều sẽ bị hỏi đến
nguyên nhân quyết định từ bỏ công việc cũ. Khi gặp những câu hỏi
kiểu này, không nên trả lời với thái độ thờ ơ. Hãy nêu một số nguyên
nhân có tính chất phổ thông dễ thông cảm như: Không có môi trường
phát triển tài năng, đường đi làm xa, không đúng chuyên môn, kết
hôn, bệnh tật… Thế nhưng, có một số nguyên nhân khi trả lời nhất
định phải thận trọng, tuyệt đối không tùy tiện nói ra bởi nó có thể gây
trở ngại cho quá trình xin việc của bạn.
Sếp cũ
Khi người phỏng vấn hỏi nguyên nhân bạn từ bỏ công việc trước
đây có phải do mối quan hệ với sếp cũ không, lúc này, bạn tuyệt đối
không nên đưa ra bất kì bình luận nào về người lãnh đạo trước đây
của mình, phải biết rằng những người đang phỏng vấn bạn có thể trở
thành cấp trên của bạn trong tương lai, nếu bạn nói xấu sếp cũ trước
mặt họ, họ sẽ cho rằng bạn cũng có thể nói xấu họ trước mặt người
khác, từ đó sẽ có thành kiến với bạn.
Linh là một thư kí có kinh nghiệm và năng lực làm việc rất tốt. Nữ
giám đốc nơi cô đang xin vào làm việc hỏi: “Cô xinh đẹp như vậy,
chuyên môn giỏi, học vấn cao, vậy tại sao công ty cũ lại không thích
cô?”
Linh mỉm cười đáp: “Có lẽ tôi rời công ty cũ là do cơ duyên, tôi
chấp nhận cống hiến hết mình cho công ty, cũng không hi vọng họ sẽ
“thừa nhận công sức của mình”. Tôi nghĩ nếu tôi làm việc ở đây, nhất
định sẽ không phải cống hiến một cách vô nghĩa.” Linh không nói sếp
cũ tốt hay không, nhưng chỉ một câu nói “thừa nhận công sức của
mình” đã giúp cô nhận được sự đồng tình. Kết quả Linh đã thuận lợi
có được công việc mới.