Page 154 - Khéo Ăn Nói Sẽ Có Được Thiên Hạ
P. 154

“Đôi tai của lãnh đạo” chính là ám chỉ Trường, thực tế cũng ám
           chỉ anh biết ai là người đã tiết lộ bí mật, đây chính là một lời cảnh báo
           dành cho đối phương.



                 Trong công việc, khi chúng ta có xung đột lợi ích hoặc xung đột về
           các vấn đề khác với đồng nghiệp, hãy cố gắng không tranh cãi để
           tránh khiến tình hình thêm căng thẳng. Còn khi gặp tình huống có
           người chơi xấu sau lưng, càng phải chú ý sử dụng kĩ năng ngôn ngữ

           hài hước để nhắc nhở đối phương, điều này có hiệu quả hơn việc nói
           trực tiếp, ít nhất là tránh không để mọi việc thêm căng thẳng, và tránh
           gây ảnh hưởng không tốt tới các mối quan hệ.



                 Xin lỗi khi vô ý mạo phạm


                 Trong công việc, sau khi chúng ta vô ý mạo phạm ai đó, để tháo
           gỡ mâu thuẫn và dẹp bỏ không khí căng thẳng, không gây ảnh hưởng

           tới các mối quan hệ tại nơi làm việc, tốt nhất nên lựa chọn cách chủ
           động, chân thành nhận lỗi. Nếu không sẽ chỉ khiến cho tình hình trở
           nên tồi tệ hơn.



                 Đại do không chú ý trong lời nói nên đã vô tình mạo phạm đến
           đồng nghiệp là chị Lê khiến đối phương rất bực tức, vì việc đó mà Đại
           cũng rất bối rối. Lúc này, anh ý thức được, nếu chỉ thuận miệng xin
           lỗi bình thường sẽ không thể hiện được thành ý, vì thế, Đại đã chân

           thành nói: “Xin lỗi chị, là tại tôi đã không chú ý nên nói bừa. Tôi thực
           sự rất xin lỗi, tôi đảm bảo từ giờ sẽ không xảy ra chuyện tương tự
           nữa, mong chị giơ cao đánh khẽ, không chấp kẻ tiểu nhân”.



                 Những lời xin lỗi thật lòng này đã khiến chị Lê bình tĩnh lại và tha
           thứ cho Đại. Sở dĩ lời xin lỗi của Đại phát huy tác dụng tốt là do anh
           đã biết cách điều chỉnh ngôn ngữ. Thiết nghĩ, nếu anh chỉ thuận
           miệng nói một tiếng xin lỗi thông thường, chắc chắc sẽ không mang

           lại hiệu quả, đối phương sẽ không dễ thông cảm cho anh và quan hệ
           giữa hai người chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng.


                 Tự trách để cứu vãn các mối quan hệ



                 Có câu nói: “Hãy tha thứ cho người xứng đáng”, nếu chúng ta bị
           tổn hại vì lỗi của đồng nghiệp, chỉ cần điều này không vi phạm
           nguyên tắc lợi ích, thì cách tốt nhất là giải quyết bằng thái độ “Chuyện

           lớn hóa nhỏ, chuyện nhỏ coi như không”.
   149   150   151   152   153   154   155   156   157   158   159