Page 19 - Khéo Ăn Nói Sẽ Có Được Thiên Hạ
P. 19
Sử dụng ngữ điệu mềm mại
Có câu: “Một câu nói có thể khiến người ta cười, cũng có thể
khiến người ta phiền não”. Những câu nói có thể khiến người khác
cười thường rất ngọt ngào và êm ái. Từ cổ chí kim, việc nói năng nhẹ
nhàng luôn được coi là một đức tính đẹp. Sử dụng ngôn từ nhẹ
nhàng, mềm mại trong giao tiếp được coi là cách thức tuyệt vời nhất.
Cách sử dụng ngôn ngữ êm ái là điều mà mỗi người trẻ tuổi nên
học. Trong xã hội mà áp lực cạnh tranh cao như ngày nay, những
người trẻ tuổi thường rất nhiệt huyết, nhưng đôi khi lại không biết
kiên nhẫn, ngôn ngữ khi nói chuyện thường rất khô cứng, như vậy sẽ
khiến người nghe khó chấp nhận, làm giảm tính hiệu quả của giao
tiếp. Ngược lại, ngữ điệu mềm mại, ngôn ngữ súc tích, cách nói nhẹ
nhàng sẽ khiến đối phương cảm thấy gần gũi, thân thiện, cuộc nói
chuyện sẽ diễn ra thuận lợi và có thể mang lại những hiệu quả bất
ngờ. Những người trẻ tuổi nên chú ý tới điều này, đặc biệt là những
người làm công việc tiếp thị, bán hàng.
Một nhân viên bán hàng điện gia dụng gặp một nữ khách hàng kĩ
tính. Người khách hàng này xem xét mọi thứ rất kĩ lưỡng, đã gần một
giờ đồng hồ nhưng vẫn chưa chọn được gì. Do có quá nhiều khách
hàng nên nhân viên bán hàng buộc phải rời đi để tư vấn cho các
khách hàng khác. Vị khách hàng nữ cảm thấy như mình bị bỏ rơi nên
đã lên tiếng chỉ trích: “Thái độ phục vụ của các anh kiểu gì vậy?
Không thấy tôi đến trước hay sao? Hãy mau tới và tư vấn giúp tôi, tôi
đang vội.”
Sau khi nói chuyện với các khách hàng khác, người nhân viên lên
tiếng: “Mong cô tha lỗi, công việc của chúng tôi quá bận rộn nên đã
không phục vụ chu đáo, phiền cô phải chờ lâu”. Thái độ nhã nhặn của
nhân viên bán hàng và sự mềm mại trong lời nói đã khiến vị khách
hàng nữ phải đỏ mặt xấu hổ và thay đổi thái độ: “Tôi nói cũng hơi
quá, mong anh bỏ qua.”
Người khách hàng nữ cảm thấy như mình bị bỏ rơi nên rất bức
xúc, nếu nhân viên bán hàng đôi co với khách thì hậu quả nhất định
sẽ rất tệ. Thực tế, có lí thì không cần phải lên giọng, không cần phải
nói ra để phân biệt đúng sai rõ ràng, chỉ cần nói với thái độ tôn trọng,
khoan dung và thấu hiểu thì tự bản thân lời nói đã có sức cảm hóa,
khiến đối phương thay đổi tâm lí và để sự việc phát triển theo chiều