Page 22 - Khéo Ăn Nói Sẽ Có Được Thiên Hạ
P. 22
Bởi muốn nói tròn vành rõ chữ, thì nhất định phải nhả chữ rõ ràng,
tròn trịa.
Những phương pháp trên có thể giúp bạn luyện giọng. Nhưng khi
luyện tập cần chú ý, buổi sáng mới ngủ dậy không nên luyện ngoài
trời bởi có thể làm tổn thương dây thanh. Đặc biệt là khi nhiệt độ
trong nhà và ngoài trời chênh lệch quá cao, không khí lạnh đột ngột
sẽ ảnh hưởng không tốt tới dây thanh.
Nói phải có tiết tấu, tốc độ thích hợp
Tiết tấu nói là gì? Chính là sự thay đổi âm lượng mạnh yếu được
hình thành trong quá trình nói do cách ngắt nghỉ kết hợp với tốc độ
nhanh chậm. Trong cuộc sống, có rất nhiều người khi nói thường
không để ý tới tiết tấu và tốc độ, cho dù là nói chuyện gì cũng chỉ
dùng một ngữ điệu và tốc độ nói nên rất đơn điệu, nhàm chán. Do đó,
nắm được tiết tấu và tốc độ là điều kiện quan trọng để có thể nói
chuyện hay.
Tiết tấu của ngôn ngữ không phải luôn nhất quán, mà luôn có sự
khác biệt trong từng chủ đề nói. Cũng giống như tiết tấu của thơ ca và
văn xuôi, hai điều này rất khác biệt, sự khác nhau đó được tạo nên bởi
cách đọc theo quy tắc và không theo quy tắc. Thơ ca luôn có trọng âm,
trong khi tiết tấu văn xuôi thay đổi theo cảm xúc. Nói chuyện cũng
vậy, nhất định phải điều chỉnh tiết tấu nói sao cho phù hợp với chủ đề
và hoàn cảnh, như vậy thì mới có thể thu hút được người nghe.
Tương tự như vậy đối với tốc độ nói. Cho dù là chuyện gì, nếu nói
quá nhanh sẽ khiến người nghe có tâm lí căng thẳng và lo lắng. Không
chỉ vậy, bạn sẽ không thể nói rõ ràng và người khác sẽ không hiểu bạn
muốn truyền đạt nội dung gì. Còn nếu nói quá chậm, người nghe sẽ
dễ cảm thấy nhàm chán và không bị thu hút.
Do đó, hãy cố gắng điều chỉnh tiết tấu và tốc độ nói phù hợp, thay
đổi theo tình huống cụ thể để giọng nói của bạn có âm điệu thu hút
người đối diện.
Hãy nói để người khác hiểu