Page 266 - Khéo Ăn Nói Sẽ Có Được Thiên Hạ
P. 266
các thanh niên.
Từ chối bằng cách đưa ra câu trả lời không liên quan
Đây cũng là một cách hay để từ chối người khác. Khi một ai đó
nêu yêu cầu mà bạn không tiện từ chối trực tiếp, lúc này bạn có thể
khéo léo chuyển chủ đề khiến đối phương từ bỏ ý định và không nhắc
tới vấn đề đó nữa.
Khi người khác mời bạn làm một việc mà bạn không muốn, bạn
có thể dùng cách đưa ra những câu trả lời không liên quan để họ hiểu
bạn không có hứng thú với lời mời.
Một cô gái quen với một chàng trai trong bữa tiệc, sau một thời
gian thì họ yêu nhau. Tuy nhiên, trải qua thời gian, cô gái phát hiện
giữa mình và chàng trai không có nhiều điểm hợp nhau nên muốn kết
thúc mối quan hệ. Sau một buổi đi xem phim, chàng trai ngỏ lời mời:
“Tuần sau chúng ta đi câu cá nhé!”. “Tuần sau em phải đi làm, không
được nghỉ”. “Vậy tuần sau nữa thì sao?”, “Đến lúc đó tính tiếp, hẹn
sớm thế này, nếu lúc đó có thay đổi thì sao, hơn nữa nếu cuối tuần ra
ngoài chơi, sẽ không được nghỉ ngơi trong khi em đang rất muốn
được nghỉ”. Đối phương đã lập tức hiểu ý cô gái và không liên hệ với
cô nữa.
Cách từ chối này thường được áp dụng khi đối phương là bạn tốt
hoặc có vị trí cao hơn mình. Việc chuyển chủ đề mặc dù có thể khiến
đối phương giận, nhưng đó là điều không thể không làm, bạn chỉ cần
chủ ý chuyển chủ đề nói chuyện thật tự nhiên, hợp lí là được.
Tìm lí do trì hoãn
Trong công việc, nhiều khi một số nhân viên hay đồng nghiệp sẽ
nêu yêu cầu mà bạn không thể chấp nhận, lúc này, bạn có thể tìm lí do
trì hoãn.
Một nhân viên văn phòng đã đề nghị người quản lí giảm bớt
lượng công việc của mình. Người quản lí hiểu rõ, đây là việc nhân
viên này làm tốt nhất, không thể giao cho người khác, nhưng lại
không thể nói trực tiếp là không được, người quản lí bèn nói: “Công
việc này còn liên quan tới bộ phận khác, tôi không có quyền qyết định
giao nó cho người khác. Tôi sẽ báo cáo ý kiến của cô lên cấp trên để