Page 69 - Khéo Ăn Nói Sẽ Có Được Thiên Hạ
P. 69

chỉ sáng tác văn học trong xã hội ngày nay?”


                 Ý của sinh viên này là trong xã hội mà lợi ích trên hết, những
           người chỉ sáng tác văn học sinh tồn như thế nào.



                 Nhà thơ trả lời: “Ví dụ như tôi đây, sở dĩ tôi có thể kiên trì theo
           đuổi nghiệp sáng tác, đó là nhờ công của vợ tôi. Cô ấy mở một nhà
           hàng nhỏ, do đó vấn đề ăn uống của cả nhà tôi đã được giải quyết”.



                 Câu trả lời của nhà thơ đã thể hiện sự chua xót, nhưng cách trả
           lời như vậy để lại ấn tượng sâu sắc hơn so với việc trực tiếp nói và thể
           hiện sự khó khăn vất vả của người làm nghề sáng tác.



                 Trong một số trường hợp, khi không tiện nói thẳng về sự khó
           khăn hay bày tỏ thẳng thắn sự bất mãn, tốt nhất nên diễn đạt bằng
           cách tự chê mình, như vậy thì người nghe không chỉ hiểu suy nghĩ của

           bạn mà còn cảm thấy bạn là người rất đáng quý.


                 Kĩ năng nói chuyện khéo léo



                 Trong cuộc sống và trong công việc, bạn sẽ gặp phải một số người
           không hiểu lí lẽ, không thể nói lí và không dễ nói lí khiến bạn cảm
           thấy phiền phức. Lúc này, những câu nói ngắn gọn, khéo léo sẽ rất có
           hiệu quả.



                 Chỉ cần sử dụng ngôn ngữ linh hoạt, khéo léo vận dụng ngôn ngữ
           thường ngày, sẽ đạt được kết quả bất ngờ.



                 Trong trận chiến với Thái Bình Thiên Quốc, đội quân Tương quân
           của Tăng Quốc Phiên ba lần tấn công nhưng đều thất bại. Cuối cùng,
           toàn bộ quân số trong đội quân của ông đều tử nạn. Thế nhưng, vị
           tướng bại trận này không những không bị phạt mà còn được thăng

           quan.


                 Một trong những nguyên nhân chính là do triều đình đang trong
           thời kì sụp đổ, hủ bại, nhưng Tăng Quốc Phiên đã khéo léo sử dụng

           ngôn ngữ để tạo ra hiệu quả. Ông nói với bề trên: “Binh lính đã rất cố
           gắng, nhưng lũ bại lũ chiến, dù kiên trì cũng không được...”


                 Chỉ một câu “lũ bại lũ chiến” đã biến Tăng Quốc Phiên thành anh

           hùng và được công nhận. Nếu ông báo cáo lên trên rằng “lũ chiến lũ
   64   65   66   67   68   69   70   71   72   73   74