Page 65 - Khéo Ăn Nói Sẽ Có Được Thiên Hạ
P. 65
micro về phía Lương Hiểu Thanh. Máy quay cũng quay thẳng vào mặt
cô.
Lúc đó, dù Lương Hiểu Thanh trả lời Có hay Không thì đều không
ổn. Lương Hiểu Thanh biết đối phương đang cố ý làm khó mình. Sau
giây lát, Lưu Hiểu Thanh lên tiếng: “Trước khi trả lời câu hỏi của các
vị, tôi cũng muốn hỏi các vị một câu: Không có chiến tranh thế giới
thứ hai, thì cũng sẽ không có những phóng viên nổi tiếng nhờ đưa tin
về sự kiện này, vậy các vị thấy chiến tranh thế giới thứ hai có phải việc
tốt hay không?”, nói rồi Lương Hiểu Thanh chuyển micro về phía các
phóng viên người Anh.
Trong trường hợp này, Lưu Hiểu Thanh đã dùng chiêu Đẩu
chuyển tinh di, gậy ông đập lưng ông, khéo léo nắm bắt suy nghĩ của
đối phương và dùng chính cách thức đó để hóa giải rắc rối.
Có câu nói: “Người có lúc làm sai, ngựa có lúc chạy sai”. Trong
quá trình giao tiếp với mọi người, đối với những người trẻ tuổi mới
bước chân vào xã hội, do thiếu kinh nghiệm và kĩ năng nên thường
mắc lỗi trong lời nói. Mặc dù chỉ là một câu nói, nhưng lại có thể gây
ra hậu quả khó lường, thậm chí còn dẫn đến kết quả tồi tệ và tạo ra
ảnh hưởng không tốt.
Người biết cách ăn nói sẽ lập tức có biện pháp cứu vãn khi chẳng
may lỡ lời để tránh những kết quả không hay. Điểm quan trọng nhất
khi khắc phục sự cố lỡ lời là phải kịp thời nói lại, nhanh chóng sửa lỗi
sai để tránh mắc lỗi liên tiếp. Ví dụ, sau khi phát ngôn một câu sai,
phải lập tức nói: “Nói một cách chính xác là…” hoặc nói: “Điều tôi vừa
nói được giải thích như sau …” Như vậy bạn có thể khắc phục sự cố lỡ
lời, đưa ra kết luận mới và đạt được thành công trong giao tiếp.
Trong một cuộc thi trí tuệ, người dẫn chương trình hỏi: “Từ “tam
cương” trong câu “Tam cương ngũ thường” nói về điều gì?”
Một nữ sinh vội trả lời: “Quân cương với vua, con cương với cha
và vợ cương với chồng”. Câu trả lời đã khiến mọi người bật cười.