Page 62 - Khéo Ăn Nói Sẽ Có Được Thiên Hạ
P. 62
ngoài vào xâm lược”.
Sự cương quyết của chủ tịch Mao Trạch Đông đã khiến người
Anh hiểu rõ thực lực của Trung Quốc. Trước sự cảnh cáo của người
Trung Quốc, họ đã chùn bước, không những không điều tàu sân bay
đến, mà còn chủ động thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc,
trở thành quốc gia phương Tây đầu tiên thừa nhận nhà nước Cộng
hòa nhân dân Trung Hoa.
Trong việc này, chủ tịch Mao Trạch Đông đã không phát biểu quá
nhiều, chỉ với vài câu nói ngắn gọn đã khiến đối phương nhận ra, nếu
làm nghiêm trọng sự việc sẽ không đem lại kết quả tốt đẹp. Đây chính
là một minh chứng cho tài ăn nói khéo léo.
Con người khó tránh khỏi những lúc bị chỉ trích, nhất là những
người trẻ tuổi mới bước chân vào xã hội. Đương nhiên, chỉ trích, phê
bình cũng chia làm hai loại:
- Loại thứ nhất là người nói bị đặt câu hỏi do những điều họ nói,
họ làm còn nhiều điểm nghi vấn hoặc bất đồng ý kiến. Người chỉ
trích, phê bình ở loại này hầu hết đều có thiện ý. Với những lời phê
bình có thiện ý, cần phải nghiêm túc tiếp thu, xem xét lại và nói rõ về
quan điểm của mình cũng như giải đáp rõ ràng câu hỏi của đối
phương.
- Loại thứ hai là chỉ trích ác ý, cố tình làm khó người nói để đạt
mục đích khiến người nói bối rối và xấu hổ. Khi gặp những lời chỉ
trích ác ý, nên vận dụng ngôn ngữ khéo léo, dùng lời hay ý đẹp với sắc
thái kiên quyết, cứng rắn để đối đáp lại.
Khi đối đáp lại lời chỉ trích ác ý, có thể sử dụng ngôn ngữ đa
dạng: Từ sắc thái cứng rắn đến sắc thái hài hước, tóm lại không được
để cho người chỉ trích đắc ý. Lúc đó, việc tranh cãi là không nên, bởi
tranh cãi sẽ chỉ khiến những người xung quanh hiểu nhầm, gây hại
đến bản thân mình.
Cựu Tổng thống Mỹ Bush trong một lần diễn thuyết đã nhận
được một mảnh giấy, trên mảnh giấy có ghi “đồ ngốc”. Ông bình tĩnh
mỉm cười và nói: “Từ trước tới giờ, mọi người gửi giấy lên cho tôi
đều đặt câu hỏi và không để lại danh tính, nhưng hôm nay, mảnh giấy
này chỉ để lại danh tính chứ không có câu hỏi”.