Page 59 - Khéo Ăn Nói Sẽ Có Được Thiên Hạ
P. 59
Do ngoại trưởng Mỹ Kissinger nắm được tâm lí của Tổng thống
Ai Cập, nên ông đã khéo léo chuyển chủ đề, tránh tình trạng bối rối và
không phải ngay lập tức đưa ra ý kiến về kế hoạch với Israel.
Trong cuộc sống và trong công việc, những người trẻ tuổi không
thể tránh lỡ lời. Việc phải thừa nhận mình lỡ lời luôn khiến con
người ta cảm thấy hối tiếc, vậy có cách nào để biến sự cố lỡ lời thành
lời nói khéo léo hay không? Cách giải quyết hay nhất chính là: Khi
bạn ý thức được mình nói sai điều gì, hãy lấy chính cái sai đó để sửa
sai, thảo luận về cái sai để tìm ra điều đúng đắn.
Một sinh viên mới tốt nghiệp đại học đến xin việc ở một công ty,
người phỏng vấn đưa cho sinh viên tấm danh thiếp. Do quá căng
thẳng, cậu sinh viên chỉ nhìn qua tấm danh thiếp rồi nói: “Thưa ông,
ông là người Nhật Bản, nhưng lại đến Trung Quốc lập nghiệp, thật
đáng khâm phục.” Người phỏng vấn mỉm cười nói: “Tôi là người
Trung Quốc.”
Cậu sinh viên mặt đỏ bừng, rất xấu hổ. Rất may cậu đã kịp thời
phản ứng, sau giây lát suy nghĩ, cậu đã nói rất thành thật: “Xin lỗi, tên
của ông khiến tôi nhớ đến thầy giáo Nhật Bản của Lỗ Tấn. Ông ấy đã
dạy Lỗ Tấn biết rất nhiều đạo lí có ý nghĩa trên đời và giúp Lỗ Tấn
thành công. Hôm nay ở đây, tôi cũng học được một bài học, đó là làm
gì cũng phải cẩn thận, hi vọng sau này, trong công việc, ông sẽ chỉ dạy
nhiều điều cho tôi.” Người phỏng vấn nghe thấy vậy mỉm cười và gật
đầu, cuối cùng cậu sinh viên đã được nhận vào công ty làm việc.
Cậu sinh viên trong câu chuyện trên đã lỡ lời nói sai, sau khi xin
lỗi, cậu đã chuyển đề tài rất thông minh, dùng chính điều sai mình
vừa nói ra, khéo léo liên tưởng đến người thầy giáo của Lỗ Tấn để
thoát khỏi tình trạng bối rối. Cậu không chỉ thừa nhận mình đã không
cẩn thận, mà còn thể hiện được nguyện vọng muốn làm việc cho công
ty, quả là một mũi tên trúng ba đích.
Không khó để nhận ra rằng, việc dùng chính lỗi sai để sửa sai
trong lời nói là điều rất khó. Phải diễn giải và phát triển chủ đề thế
nào là điểm quan trọng nhất.