Page 54 - Khéo Ăn Nói Sẽ Có Được Thiên Hạ
P. 54
khen ngợi; kể cả những người nhút nhát, rụt rè cũng hi vọng mình
được khen. Nếu muốn những người ngại giao tiếp mở lời trò chuyện
thì phải khiến họ có niềm tin, để họ biết rằng những điều họ làm
được rất có giá trị, mọi người đều rất ngưỡng mộ thành quả của họ.
Bạn có thể dùng một câu hỏi nhỏ có liên quan tới chuyên môn hoặc
kiến thức nào đó để bắt đầu cuộc trò chuyện, chỉ cần người đó trả lời
câu hỏi này, bạn hãy yêu cầu họ hãy tiếp tục trình bày rõ quan điểm
của mình, chắc chắn người đó sẽ vui vẻ mở lời trò chuyện.
Cách thứ hai là đặt câu hỏi có/không
Chúng ta cũng thường hay gặp những người ít nói, họ hay dùng
các từ như có, không, ừ, à... khi trả lời câu hỏi. Khi gặp những người
như vậy, bạn đừng mất kiên nhẫn, hãy sử dụng chính đặc điểm kiệm
lời, không thích nói chuyện của họ. Sau khi xác định rõ bản thân
muốn có được đáp án như thế nào, hãy nêu những câu hỏi mà câu trả
lời sẽ là có hoặc không, hoặc hỏi những câu ngắn gọn thể hiện bạn
muốn biết đáp án. Việc hỏi như vậy không chỉ khiến đối phương mở
lời, mà còn có thể trực tiếp giúp bạn đạt được hiệu quả mong muốn.
Cách thứ ba là tranh luận
Muốn cá cắn câu thì bạn phải dùng mồi câu tốt. Khi giao tiếp, hãy
sử dụng những câu hỏi và đề tài dễ dàng cho việc bắt đầu một cuộc
tranh luận để giúp những người ngại giao tiếp cảm thấy tự tin hơn.
Bạn có thể nêu những suy nghĩ trái ngược nhau về cùng một vấn đề,
hoặc yêu cầu đối phương đặt câu hỏi; khi họ cho rằng có cơ hội để thể
hiện quan điểm đúng của mình, họ sẽ tự động mở lời.
Cách thứ tư là tích cực động viên
Nếu bạn muốn những người ngại giao tiếp tiếp tục cuộc trò
chuyện, bạn cần cho họ biết rằng những điều họ nói hoặc những câu
hỏi của họ rất có giá trị, ngoài ra còn phải dùng ánh mắt thán phục,
gật đầu nhẹ hoặc mỉm cười để truyền đạt suy nghĩ của bạn. Khi đối
phương nhận được tín hiệu này, họ sẽ sẵn sàng tiếp tục cuộc trò
chuyện.
Cách thứ năm là tránh gián đoạn nửa chừng
Nếu một người ngại giao tiếp đã mở lời trò chuyện, lúc này, bạn