Page 49 - Khéo Ăn Nói Sẽ Có Được Thiên Hạ
P. 49

Có những lúc, giữa người với người không thể tránh khỏi xảy ra
           tranh cãi. Cuộc tranh cãi có thể xảy ra giữa vợ - chồng, giữa bạn bè,
           giữa lãnh đạo và cấp dưới… khiến mọi người đều cảm thấy không vui,
           có lúc thậm chí còn gây ra hậu quả nghiêm trọng. Vì thế, nên bao

           dung, độ lượng để giải quyết thỏa đáng mọi mâu thuẫn.


                 Giữa đời nhà Thanh, có một câu chuyện mang tên “Ngõ sáu
           thước”. Khi đó, cả tướng quân Trương Anh và một người họ Diệp

           đều là những người sống cùng thành, nhà hai người ở cạnh nhau, cả
           hai nhà đều muốn sửa nhà nhưng giữa họ đã xảy ra tranh cãi do tranh
           chấp đất đai. Trương lão phu nhân đã viết cho Trương Anh một bức
           thư với mong muốn ông sẽ ra mặt can thiệp việc này. Sau khi đọc

           xong bức thư, Trương Anh đã ngay lập tức hồi âm với nội dung
           khuyên can người nhà mình hãy nhượng bộ, nhường nhà hàng xóm
           ba thước đất. Đọc thư con trai gửi về, Trương lão phu nhân đã hiểu ra
           và chủ động xây lui bức tường vào ba thước. Nhà họ Diệp thấy vậy rất

           cảm kích, cũng lập tức lùi bức tường lại ba thước. Chính vì vậy, giữa
           nhà họ Diệp và họ Trương đã hình thành một con ngõ nhỏ rộng sáu
           thước mà sau này có tên là “Ngõ sáu thước”.



                 Mặc dù câu chuyện này không có liên quan nhiều tới hình thức
           giao tiếp bằng lời nói, nhưng nó cũng cùng mang một ý nghĩa. Trong
           cuộc sống, chúng ta rất hay gặp phải những người không hiểu lí lẽ,
           trong một số tình huống, một câu nói không thỏa đáng có thể gây

           tranh cãi, có thể khiến việc bé xé ra to, làm ảnh hưởng tới mối quan
           hệ với những người xung quanh. Phải suy nghĩ cho thật kĩ, nếu tranh
           chấp để đạt được điều gì đó thì nó sẽ không có ý nghĩa, phải biết
           nhường nhịn, nhượng bộ đúng lúc để có được những điều tốt đẹp.



                 Trong giao tiếp, nhất định phải đối xử công bằng với mọi người,
           cho dù bạn có tài giỏi thế nào, có nhiều thành tựu ra sao, bạn cũng
           không nên khoa trương về điều đó, bởi làm như vậy sẽ thể hiện sự

           thiếu lễ độ, không có ai muốn nói chuyện với một người chỉ biết khoe
           khoang, và như vậy bạn sẽ không có được kết quả mong muốn.


                 Khổng Tử nói: “Cao thì có thể thấp đi một chút, đầy thì có thể vơi

           đi một chút, giàu thì có thể nghèo đi một chút, cao quý thì thấp hèn đi
           một chút, thông minh thì khờ khạo đi một chút, dũng cảm thì hèn
           nhát đi một chút…”. Câu nói này muốn khuyên mọi người nên biết tự
           điều chỉnh mình. Ngay cả trong các tình huống giao tiếp cũng vậy, khi

           bạn tỏ ra tôn trọng người khác, bản thân bạn cũng sẽ được tôn trọng,
   44   45   46   47   48   49   50   51   52   53   54