Page 53 - Khéo Ăn Nói Sẽ Có Được Thiên Hạ
P. 53
Nếu trong khi trò chuyện, người đối diện muốn biết bạn có hiểu
điều họ đang nói không, bạn có thể dùng vài câu nói đơn giản để tổng
hợp lại những nội dung người đó vừa nói, ví dụ: “Ý của anh là…”, “Chị
cảm thấy sự việc này…”, “Bạn muốn nói với tôi rằng…” Hãy để đối
phương biết bạn hiểu họ, như vậy họ mới có thể tiếp tục nói. Việc
tổng hợp lại suy nghĩ của người đối diện sẽ có thể kịp thời khiến họ
biết được mức độ hiểu của bạn về vấn đề họ đang nói. Điều này không
chỉ khiến người đó cảm nhận được sự chân thành của bạn, mà họ còn
có thể điều chỉnh ngay nếu cảm thấy người nghe hiểu sai.
Tất cả những kĩ năng góp lời khi nói chuyện vừa đề cập trên đây
đều có một điểm chung, đó là chúng đều mang sắc thái tình cảm trung
tính, nó không thể hiện bất kì một sự phê phán nào về nội dung mà
người nói đưa ra, cũng không đánh giá về tình cảm của người đó. Hãy
nhớ, không bao giờ áp đặt quan điểm cá nhân của bạn lên người
khác, đó là điều rất quan trọng. Nếu bạn vượt qua giới hạn này, cuộc
trò chuyện sẽ mất đi ý nghĩa.
Kĩ năng giúp người ngại giao tiếp
mở lời trò chuyện
Trong cuộc sống và trong công việc, có một số người không thích
nói chuyện, trong một số trường hợp bắt buộc phải nói, họ cũng
không chịu nói gì cả, nhưng người như vậy được gọi là người ngại
giao tiếp. Ở công sở hoặc ở một số nơi khác, khi những người khác
đều đang trò chuyện sôi nổi, thì những người ngại giao tiếp chỉ ngồi
một góc lắng nghe hoặc suy nghĩ vấn đề riêng của họ. Có thể nói, để
những người này mở lời trò chuyện trước đông người còn khó hơn
việc khiến cho cây kim loại nở hoa.
Trong giao tiếp, nếu gặp những người như vậy, mọi người
thường cảm thấy rất tẻ nhạt. Vậy phải làm thế nào để những người
ngại giao tiếp mở lời trò chuyện? Bằng thực nghiệm, các chuyên gia
đã tổng kết và đưa ra những phương pháp hữu ích.
Cách thứ nhất là sử dụng những lời khen chân thành, đặt câu
hỏi đúng thời điểm
Thực tế, trong cuộc sống, ai cũng thích được nghe người khác