Page 52 - Khéo Ăn Nói Sẽ Có Được Thiên Hạ
P. 52
thanh xung quanh quá ồn ào, vướng bận nhiều chuyện lo nghĩ, đã biết
đáp án của câu hỏi, cảm thấy phiền phức với người và sự việc, chỉ
nghĩ cho bản thân mình, lắng nghe có chọn lọc.
Đây là những điều sẽ gây ảnh hưởng tới sự lắng nghe của bạn
trong cuộc giao tiếp, vì vậy khi nói chuyện với người khác, nhất định
phải có môi trường tốt và có tâm trạng tốt, thì sự lắng nghe mới đem
lại hiệu quả, mới có thể khiến cuộc trò chuyện có ý nghĩa. Bạn sẽ có
thể biết người khác muốn làm gì và nên làm như thế nào.
Kĩ năng trò chuyện khi lắng nghe
Đối với những người trẻ tuổi mới bước chân vào xã hội, trong
quá trình lắng nghe người khác nói, nên biết cách thêm lời của mình
vào để khiến đối phương có hứng thú, điều này giúp mang lại hiệu
quả tốt nhất cho cuộc giao tiếp.
Góp lời chủ yếu là để người đối diện tiếp tục trò chuyên, bày tỏ ý
kiến. Do các tình huống giao tiếp không giống nhau, nên cũng phải sử
dụng các cách góp lời khác nhau.
Khi trò chuyện, nếu tâm trạng của người đối diện không tốt, hoặc
người đó quá xúc động, không khống chế được cảm xúc khi kể về sự
việc nào đó. Lúc này, bạn cần lựa chọn cách thức góp lời phù hợp để
giải tỏa cho đối phương, ví dụ như “Bạn đã rất tức giận đúng
không?”, “Hôm nay tâm trạng của bạn có vẻ không được tốt”, “Bạn
rất buồn phải không?”... Khi nghe những câu nói như vậy, người đối
diện có thể sẽ được giải tỏa tâm lí. Khi đối phương nói hết, họ sẽ cảm
thấy nhẹ nhàng hơn và sẽ dễ dàng tiếp tục kể về vấn đề rắc rối của
mình.
Khi người đối diện do lo lắng về việc bạn không hứng thú với vấn
đề nào đó mà tỏ ra ấp úng, do dự, bạn có thể nói ra những điều giúp
họ giải tỏa sự lo lắng đó, ví dụ: “Chị có thể nói chi tiết với tôi chuyện
đó đã xảy ra thế nào không? Tôi vẫn chưa hiểu hết”, “Tiếp tục nói đi,
tôi vẫn chưa hiểu…”, “ Tôi thấy rất hào hứng với chuyện này”… Hãy
để đối phương biết bạn muốn nghe tiếp, họ sẽ cởi mở bày tỏ tấm lòng
mình.