Page 60 - Khéo Ăn Nói Sẽ Có Được Thiên Hạ
P. 60

Một lần, có người đến báo án với Nguyễn Kinh Thiên, người đó
           nói: “Có người đã giết mẹ!”


                 Nguyễn Kinh Thiên nghe xong bèn nói: “Giết cha đã đành, tại sao

           lại có thể giết mẹ?”


                 Lời vừa nói ra, các quan văn võ trong triều đều rất ngạc nhiên,
           cho rằng ông nói điều thiếu đạo lí. Lúc này, Nguyễn Kinh Thiên cũng

           ý thức được mình đã nói sai nên lập tức giải thích: “Ý của tôi là, loài
           cầm thú chỉ biết đến mẹ chứ không biết đến cha. Giết cha thì chỉ như
           loài cầm thú, còn giết mẹ thì thậm chí không bằng loài cầm thú”.



                 Lời giải thích này đã khiến mọi người xung quanh không còn thắc
           mắc gì nữa, bản thân Nguyễn Kinh Thiên cũng tránh được họa sát
           thân.



                 Sau khi lỡ lời, Nguyễn Kinh Thiên đã sử dụng một mẹo nhỏ,
           nhanh chóng đổi chủ đề, sau đó dùng chính lỗi sai của mình để sửa
           sai.



                 Phương pháp này chính là tìm cách làm nổi bật chỗ sai, nắm lấy
           cơ hội để tìm lời giải thích hợp lí nhất, đạt được hiệu quả tốt nhất.
           Tuy nhiên, chỉ có những người có kiến thức uyên thâm và giữ được
           tâm lí bình tĩnh mới có thể vận dụng tốt kĩ năng này.














                 Ngôn ngữ là một thứ vũ khí rất có sức mạnh, giống như một
           thanh kiếm sắc có thể giúp bạn dẹp bỏ mọi chướng ngại. Có lúc, bạn

           sẽ gặp những người sử dụng ngôn ngữ để làm khó bạn, hoặc dùng
           ngôn ngữ để tấn công bạn, khiêu chiến với bạn. Lúc này, bạn không
           thể tranh cãi, bởi điều đó sẽ chỉ khiến mọi chuyện rắc rối hơn mà

           thôi, cách tốt nhất là dùng lời hay ý đẹp làm vũ khí để tấn công lại
           những người đang cố ý gây sự với bạn.


                 Tại một buổi họp báo, một phóng viên nước ngoài đã đặt câu hỏi
           với Bộ trưởng Bộ văn hóa Trung Quốc Vương Hạo: “Xin hỏi, ông của

           những năm 50 và ông của những năm 80 có gì giống và khác nhau?”
   55   56   57   58   59   60   61   62   63   64   65