Page 200 - Học Từ Thất Bại
P. 200
3. Hãy đánh giá vấn đề
Đừng bao giờ mở một lon đựng giun trừ phi bạn chuẩn bị đi
câu cá. Tôi thì lại thường xuyên nhanh nhẹn mở cái lon đó
mà không suy nghĩ trước tình hình. Lẽ ra tôi nên cố gắng
đánh giá tình hình trước.
Đừng bao giờ mở một lon đựng giun trừ phi bạn chuẩn bị đi
câu cá.
Bạn làm như thế nào? Trước tiên, bạn cần tự hỏi bản thân:
Vấn đề ở đây là gì? Nếu ai đó nói Mặt Trăng cách Trái Đất
hàng trăm dặm, không vấn đề gì. Kệ nó. Trừ phi bạn là nhà
khoa học, không thì chẳng sao cả. Nếu ai đó sắp ăn chỗ thức
ăn bị nhiễm độc, cần xử lý nó ngay lập tức. Bạn phải điều
chỉnh mức độ của vấn đề. Đôi khi rất khó thực hiện điều này,
đặc biệt là với những người luôn muốn nhảy xổ vào những
thứ nhỏ nhất. Để nhắc mình không làm như vậy, trong nhiều
năm tôi dán một mẩu giấy trên bàn làm việc ghi rằng: “Liệu
nó có THỰC SỰ QUAN TRỌNG?”. Nó giúp tôi giữ quan điểm
đối với một vấn đề được thảo luận.
Câu hỏi thứ hai bạn cần hỏi là: Ai là người có liên quan?
Thông thường vấn đề sẽ là vấn đề vì những người ở trong
đó. Một số lại giống như Charlie Brown trong chương trình
truyền hình kinh điển Đậu phộng (Peanuts), tập A Charlie
Brown Christmas. Khi không thể có được tinh thần ngày lễ
Giáng Sinh, Linus nói với anh ta: “Cậu là người duy nhất mà
tớ biết có thể biến một mùa tuyệt vời như Giáng sinh thành
một vấn đề”. Khi bạn đánh giá vấn đề, cố gắng duy trì quan
điểm và luôn giữ mục đích trong đầu. Một số điều tôi từng
thấy hồi còn ở miền Nam Indiana miêu tả chính xác điều
này. Đó là một ký hiệu trên hàng rào nông trại nói rằng: