Page 42 - thphanvantriq1_1105581_1ho-chi-minh-bien-nien-tie
P. 42
42
Nguyễn Ái Quốc cùng một số đảng viên Đảng Xã hội Pháp đi quyên góp tiền trong
các phố Pari để giúp cách mạng Nga vượt qua nạn đói, hậu quả của việc Chính phủ
Pháp và chính phủ các nước Đồng minh bao vây nước Nga Xôviết. Cùng với việc
quyên tiền, Nguyễn Ái Quốc tham gia phân phát các truyền đơn của Đảng Xã hội
Pháp kêu gọi lao động Pháp lên án sự can thiệp vũ trang của Chính phủ Pháp vào
8
nước Nga, hoan nghênh Cách mạng Tháng Mười Nga .
- Giắc Đuyclô: Những ngày Pari. In trong tập Bác Hồ ở Pháp, Nxb. Văn
học, Hà Nội, 1970, tr.28.
- Báo Nhân dân, ra ngày 22-5-1975.
Cuối năm
Nguyễn Ái Quốc tổ chức in bản Yêu sách của nhân dân An Nam thành truyền đơn
để tuyên truyền rộng rãi trong công nhân Pháp, binh lính người Việt và Việt kiều
ở Pháp.
Với số tiền ít ỏi dành dụm được, Nguyễn Ái Quốc đến nhà in Sácpăngchiê ở 70 phố
Gôbơlanh thuê in 6.000 bản truyền đơn nói trên, và đã phân phát trong các cuộc mít
tinh ở Pari và một số thành phố khác. Nguyễn Ái Quốc còn tổ chức những cuộc nói
chuyện giới thiệu bản Yêu sách và nguyện vọng của nhân dân Việt Nam đòi độc
lập, tự do.
- Báo cáo mật của Văn phòng Tổng Giám đốc Sở An ninh Pháp, ngày 30-1-
1920 về phong trào đòi độc lập của người Đông Dương.
- Tài liệu của Cục Lưu trữ Pháp. Bản chụp lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.
______________________
1) Theo lời khai của Nguyễn Tất Đạt, thời gian đầu Nguyễn Tất Thành xin vào học
trường thợ máy (école des mécaniciens), sau vài tháng học mới làm phụ bếp trên tàu
của hãng Chargeurs Réunis.
2) Tàu A.L.Tơrêvin được đóng tại xưởng Sinazaire (Pháp) hạ thuỷ năm 1901, đăng
ký tại cảng Lơ Havơrơ năm 1904, dài 110,02m; rộng 15,21m; cao 8,046m; sức chở
3.436 tấn; tốc độ tối đa 12 hải lý/giờ.
3) Hãng Năm Sao chính là Sácgiơ Rêuyni (Chargeurs Réunis) trên ống khói có năm
ngôi sao năm cánh nên dân ta gọi nôm na là hãng Năm Sao.
4) Nhà báo, nhà thơ Nga Ôxíp Manđenxtam (B.T).
5) Nhà văn Mỹ Anna Luy Xtơrông (B.T).
6) Theo hồi ức của một số học sinh cũ của Trường Dục Thanh, bức thư đó đã được
đọc cho thầy trò của trường nghe trong bữa tiệc tiễn số học sinh ra Huế học.
7) Trường Thuộc địa (école Coloniale) được thành lập năm 1885 tại Pari với mục
đích đào tạo những công chức để gửi sang các nước thuộc địa làm việc. Học viên