Page 46 - thphanvantriq1_1105581_1ho-chi-minh-bien-nien-tie
P. 46

46

                   Tháng 1, trước ngày 29

                   Nguyễn Ái Quốc nhờ một người Việt Nam quen thân đánh máy một số đoạn cắt
                   trong nhiều sách đã in để làm tài liệu cho cuốn sách đang viết Những người bị áp
                   bức và tỏ ý muốn nhờ mua một số ảnh chiếu để minh hoạ những buổi nói chuyện
                   về tình hình Đông Dương.

                            - Báo cáo của mật thám Giăng. Bản chụp lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.

                   Tháng 1, ngày 30

                   Nguyễn Ái Quốc gặp một sinh viên Trung Quốc tên là Tjo So Wang ở nhà số 6,
                   phố  Gây  Luyxắc.  Người  này  đến  Pari  vào  tháng  8-1919,  ở  nhà  số  159  đại  lộ
                   Môngpácnaxơ.
                               - Báo cáo của mật thám Giăng. Bản chụp lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.

                   Tháng 1

                   Nguyễn Ái Quốc liên hệ với Văn phòng Thông tin của Cộng hoà Triều Tiên đặt tại
                   Pari và được Văn phòng này đồng ý dành mọi điều kiện dễ dàng trong việc sử dụng
                   tất cả những tài liệu, thông tin, tạp chí, đặc biệt là những sách báo tiếng Anh viết về
                   vấn đề thuộc địa, trong đó có tờ Korea Review phát hành ở bang Philađenphia (Mỹ),
                   do nhóm sinh viên người Triều Tiên phụ trách.

                               - Báo cáo của mật thám Giăng. Bản chụp lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.

                   Tháng 2, ngày 1
                   Nguyễn Ái Quốc dự cuộc họp của những đảng viên Xã hội. Nhân buổi họp đó, anh
                   phát được một số truyền đơn về bản Yêu sách.

                            - Báo cáo của mật thám Giăng. Bản chụp lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.

                   Tháng 2, ngày 6

                   Hồi 9 giờ, Lâm đến nhà Nguyễn Ái Quốc để sắp xếp những đoạn trích trong cuốn
                   sách Những người bị áp bức (Les opprimés) mà anh đang dự định viết.
                   Hồi 11 giờ 45, Lâm ra về, Nguyễn Ái Quốc đưa cho Lâm một lá thư gửi về Huế,
                   người nhận là Ngô Can, nhờ chuyển lại cho Phong, địa chỉ: Sở Công chính Huế.

                   Nguyễn Ái Quốc nhờ Lâm ra bờ sông Xen tìm mua cho anh một ít sách có in những
                   báo cáo của Métximi (Messimi) và Viôlê (Violet) để trích đoạn cho cuốn sách đang
                   viết.

                               - Mật báo của Giăng. Tài liệu lưu tại Trung tâm lưu trữ hải ngoại (CAOM)
                   tại Aix en Provence, Hồ sơ SPCE/364.

                               - Thu Trang: Nguyễn Ái Quốc ở Pari (1917 - 1923), Nxb. Chính trị quốc
                   gia, Hà Nội, 2002, tr.141.
                   Tháng 2, ngày 11
   41   42   43   44   45   46   47   48   49   50   51