Page 45 - thphanvantriq1_1105581_1ho-chi-minh-bien-nien-tie
P. 45

45

                  22) Mật báo viết: “Sau khi nói chuyện dài dòng (với một chàng trai ở Bộ Thuộc địa),
                  tôi đã dắt dẫn anh ta đến chuyện Nguyễn Ái Quốc, Phan Châu Trinh và Phan Văn

                  Trường. Qua câu chuyện này thì thấy Phan Văn Trường còn ở Đức, nơi anh ta đã
                  sang từ hai tháng nay cùng với Nguyễn Ái Quốc. Nguyễn Ái Quốc quay về Pari có
                  lẽ từ một tuần nay...”.
                  23) Bức thư đề ngày 16-10-1919, đánh máy bằng chữ Pháp, dài ba trang. So với
                  bài Thư gửi ông Utơrây đăng trên tờ Le Populaire ngày 14-10-1919 thì dài hơn và
                  viết tỷ mỉ hơn.

                  24) Pie Pátxkiê sau này là Toàn quyền Đông Dương từ ngày 26-12-1928 đến năm
                  1930 và tiếp đó là năm 1931 - 1932 (B.T).



                                                          NĂM 1920


                   Tháng 1, ngày 8

                   Nguyễn Ái Quốc cùng với một số trí thức Việt Nam dự cuộc họp của Hội địa dư
                   Pháp thảo luận về quyền tự quyết của người Triều Tiên, có đề cập đến vấn đề Đông
                   Dương.

                               - Thư của Pie Ghétxđơ, Tổng thanh tra kiểm soát người Đông Dương tại
                   Pháp gửi Bộ trưởng Bộ Thuộc địa đề ngày 12-10-1920. Bản chụp lưu tại Bảo tàng
                   Hồ Chí Minh.

                   Tháng 1, ngày 14
                   Hồi 20 giờ 30, Nguyễn Ái Quốc nói chuyện với các đồng chí thanh niên nhóm 14
                                         c
                   (Camarades de la 14  jeunesse) về đề tài Sự tiến triển trong xã hội của những dân tộc
                   vùng châu Á và những lời yêu cầu của xứ An Nam, tại số 3 đường Satô (Château), có
                   khoảng 70 người tham dự.

                               - Báo cáo của mật thám Giăng. Bản chụp lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.

                   Tháng 1, sau ngày 16, trước ngày 30

                   Nguyễn Ái Quốc cho in một số truyền đơn để trả lời những bài báo của Anbe đơ
                                                                                               9
                   Puốcvin (Albert de Pourville), đăng trên báo La Dépêche coloniale  viết về Đông
                   Dương. Nội dung truyền đơn vạch rõ những luận điệu xuyên tạc của các bài báo đó.
                            - Báo cáo mật ngày 30-1-1920 của Văn phòng Tổng Giám đốc Sở An ninh

                   Pháp. Bản chụp lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.
                   Tháng 1, ngày 19

                   20 giờ, Nguyễn Ái Quốc đi xem hát ở rạp Nuvô Liricơ (Nouveau Lyrique). Trong khi
                   trò chuyện với một người Việt Nam quen biết cùng đi, Nguyễn Ái Quốc cho biết đang
                   chuẩn bị tài liệu để viết một quyển sách về tình hình Đông Dương, dự định đặt tên
                   là Những người bị áp bức (Les opprimés).

                            - Báo cáo của mật thám Giăng. Bản chụp lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.
   40   41   42   43   44   45   46   47   48   49   50