Page 44 - thphanvantriq1_1105581_1ho-chi-minh-bien-nien-tie
P. 44

44

                  17) Sau khi nhận được thư của Nguyễn Ái Quốc, Đại biện sứ quán Mỹ tại Pari đã có
                  thư trả lời. Toàn văn như sau:

                  "Đoàn Mỹ tại Hội nghị Hoà bình Pari, ngày 19-6-1919.

                  Thưa ông Nguyễn Ái Quốc,

                  Đại tá Haoxơ (Haus) giao cho tôi báo để ông biết là đã nhận được bức thư của ông đề
                  ngày 18-6-1919 và cảm ơn ông đã gửi cho chúng tôi bảnYêu sách của nhân dân An
                  Nam nhân dịp chiến thắng của Đồng minh.

                  Xin ông nhận cho những tình cảm quý trọng của tôi.
                  Đại biện sứ quán Mỹ

                  Hôm sau Đoàn Mỹ lại gửi tiếp một bức thư khác:

                  "Đoàn Mỹ tại Hội nghị Hoà bình Pari, ngày 20-6-1919.

                  Kính gửi ông Nguyễn Ái Quốc,

                  Tôi lấy làm hân hạnh báo để ông biết chúng tôi đã nhận được thư ông đề ngày 18-6-1919
                  và xin nói rằng chúng tôi sẽ trình thư đó lên Tổng thống”.
                  Thư ký riêng của Tổng thống Mỹ

                  (đã ký)

                  18) Ngày 19-6-1919 Đoàn đại biểu Nicaragoa đã viết thư trả lời. Toàn văn như sau:
                  Khách sạn  Rúytxi (Russie), số 1 phố Đơ Ruyô (De Ruyo), ngày 19-6-1919.

                  Thưa ông Nguyễn Ái Quốc,

                  Tôi hân hạnh báo để ông biết chúng tôi đã nhận được thư của ông cùng với bản Yêu
                  sách  của  nhân  dân  An  Nam mà  ông  gửi  cho  ông  Xanvađo  Xamôrô,  đại  biểu
                  Nicaragoa tại Hội nghị Hoà bình.

                  Ông Xamôrô giao cho tôi chuyển lời cảm ơn ông về bản tài liệu nói trên đã làm cho
                  ông ta hết sức chú ý.

                  Xin ông nhận ở đây những tình cảm quý trọng của tôi.
                  Thư ký Đoàn đại biểu Nicaragoa

                  (đã ký)

                  19) Giăng Ajanbe: nhà văn, nhà báo Pháp đã từng đến Việt Nam vào những năm đầu
                  của thế kỷ XX, có nhiều bài viết về Việt Nam đăng trên các báo Pháp (B.T).

                  20) Anbe Xarô thời điểm này là Bộ trưởng Bộ Thuộc địa. Trước đó ông ta là Toàn
                  quyền Đông Dương từ tháng 11-1911 đến tháng 1-1914 và nhiệm kỳ thứ hai từ tháng
                  1-1917 đến tháng 5-1919 (B.T).

                  21)Lúc này Anbe Xarô là Bộ trưởng Bộ Thuộc địa, nhưng Nguyễn Ái Quốc vẫn ghi
                  là Toàn quyền Đông Dương (B.T).
   39   40   41   42   43   44   45   46   47   48   49