Page 43 - thphanvantriq1_1105581_1ho-chi-minh-bien-nien-tie
P. 43
43
chủ yếu là người Pháp, rất ít người của các nước thuộc địa, trừ một số do chính
quyền ở thuộc địa gửi sang.
8) Lá đơn trên đây viết ngày 15-9-1911 từ Mácxây đặt ra một vấn đề mới để nghiên
cứu thêm: sau khi tàu Amiran Latusơ Tơrêvin đến Lơ Havơrơ, Nguyễn Tất Thành chưa
rời tàu để đi làm vườn như các tài liệu trước đây viết. Trong sổ lương còn ghi rõ: Văn
Ba lĩnh lương tại Sài Gòn vào ngày 16-10-1911 trong chuyến đi của tàu từ Đoongkéc
về Hải Phòng.
9) Chúng tôi giới thiệu một tài liệu mới tìm được. Đó là Điện tín số 125.S của Chánh
mật thám Sài Gòn gửi Chánh mật thám Huế và Giám đốc Tổng mật vụ Phủ Toàn
quyền Hà Nội. Bức điện đó đánh đi từ Sài Gòn ngày 13-11-1923 viết:
“Trong quá trình khẩn trương và được tiến hành với tất cả tinh thần trách nhiệm, tôi
đã tìm thấy trong tài liệu lưu trữ bức thư gốc gửi Khâm sứ Trung Kỳ, đề tại Niu Oóc
ngày 15-12-1912, ký tên Paul Tất Thành, con trai Phó bảng Nguyễn Sinh Huy. Bức
thư đến Nam Kỳ vào cuối năm 1912. Lúc đó Nguyễn Sinh Huy đã có ở đây. Từ lâu
ông Huy không có mối liên lạc gì với con trai, chỉ thật hoạ hoằn lắm mới nhắc tới
con trai”.
Qua tài liệu này, đối chiếu với một số nguồn tài liệu khác, chúng tôi cho rằng Nguyễn
Tất Thành đã có một thời gian sống ở Mỹ vào cuối năm 1912 đầu năm 1913.
10) Ngày 25-5-1912, Khâm sứ Trung Kỳ đã gửi Công văn số R28 – 6971 (lưu tại
CAOM – Pari) gửi Toàn quyền Đông Dương, nội dung như sau: “Phúc Công văn
số 263 chuyển đơn của Nguyễn Sinh Khiêm xin cho em là Nguyễn Tất Thành vào
Trường Thuộc địa, xin báo Ngài là ông chủ sự giáo dục Trung Kỳ, được hỏi ý kiến
đã cho biết người thanh niên này đã bắt đầu học Trường Quốc học Huế, nay qua làm
bồi ở Pháp, có thể tiếp tục học ở một trường tại thuộc địa trước khi có tham vọng trở
thành sinh viên ở Pháp”.
11)Chỉ việc cụ Phan Châu Trinh đang bị phái hữu trong Bộ Thuộc địa ép phải đi
khỏi Pari (B.T).
12) Tức luật sư Phan Văn Trường (B.T).
13) Em Dật, tức Phan Châu Dật, con trai cụ Phan Châu Trinh (B.T).
14) Chỉ tác phẩm Giai nhân kỳ ngộ diễn ca do Phan Châu Trinh dịch từ tiểu thuyết
của nhà văn Nhật Bản Sài Tử Lang xuất bản năm 1885, dựa theo bản dịch Hán văn
của Lương Khải Siêu, thành 7.000 câu thơ lục bát. Sách gồm 9 hồi, hồi thứ 9 còn dở
dang. Tác phẩm đặt vấn đề về quyền độc lập, tự do, dân quyền ở các nước thuộc địa
trên thế giới những năm 50 của thế kỷ XIX. Năm 1926, Ngô Đức Kế cho in lần đầu
ở Hà Nội nhưng chưa kịp phát hành đã bị tịch thu hết (B.T).
15) Về địa chỉ này, đến tháng 6 năm 1915 Đại sứ quán Pháp tại Anh đã báo cho Bộ
Ngoại giao Vương quốc Anh biết (Theo Hồ sơ số FO.372.668.33562).
16) Về thời gian Nguyễn Tất Thành từ Anh trở lại Pháp có nhiều nguồn tư liệu khác
nhau, số đông các nhà nghiên cứu đều cho rằng Nguyễn Tất Thành trở lại Pháp
khoảng cuối năm 1917.