Page 70 - CHT ngoại truyện
P. 70
Cô biến bài học Tấm Cám thành một cuộc đối thoại giữa
thiện và ác: “Trong trường kì lịch sử, cái thiện chỉ cách
cái ác nửa vòng bánh xe”, “Cái ác vỗ vai cái thiện/Cả hai
cùng cười đi về phía tương lai”. Cô biến Thương vợ của Tú
Xương thành chủ đề về sự hi sinh của người phụ nữ trong xã
hội hiện đại, người phụ nữ cũng cần biết sống cho mình, sống
vì mình...Cô không chỉ dạy Văn mà còn buộc trò phải đọc Văn.
Tiếp nhận văn học lúc này trở thành quá trình cộng hưởng và
đồng sáng tạo. Tác phẩm văn chương đã phá vỡ giới hạn chật
hẹp trên trang sách để đến với cuộc đời. Tiết học, đạt đến
cảnh giới đó, mọi người vẫn bảo nhau: Chỉ có tầm của cô Lam.
Nhưng tôi biết, cô tôi đã nung nấu, trăn trở rất nhiều.
Với tôi, cô là người khắt khe, kiệm lời khi đánh giá giờ
dạy. Dự giờ tôi, hài lòng lắm cô chỉ phán như sấm truyền
một từ gãy gọn: Được. Còn phần lớn thời gian cô dành để chỉ
ra những phần tôi còn chưa được, cần cố gắng thêm. Chắc cô
nghĩ với trò cưng thì yêu cho roi cho vọt đây mà. Nhưng mà
có những lần roi vọt lại làm tôi đau điếng. Tôi nhớ, có lần,
sau khi rút cạn sinh lực để nhận xét về tiết dạy của tôi, cô
chốt “Cô muốn con hoàn hảo đến từng chi tiết”... Tôi biết
cô đã đặt nhiều kì vọng và tin tưởng ở tôi.
3.Cô tôi còn làm thơ hay. Cô có “Này nhan sắc” tặng một
nửa thế giới nhân ngày 20.10, có “Cánh buồm đỏ thắm” tặng
những ai đang mải miết kiếm tìm tình yêu đích thực trong
đời mình...Và biết bao bài thơ khác nữa. Nhưng tôi nhớ, một
ngày tháng tư cách đây hơn hai năm, làng văn chúng tôi bị
chấn động bởi đột ngột mất đi một thầy giáo tài hoa. Nhiều
người đã khóc, đã xót thương thầy. Cô tôi lặng lẽ rỏ một
giọt lệ trong hai câu thơ thật khiêm nhường: “Núi đã Bình
Yên nơi cõi Phật/ Mây nào Hòa Lạc chốn trần ai”
Tôi biết cô tôi vẫn như thế. Cô là người hướng nội, sâu
sắc. Cô không thích sự ồn ào, càng không muốn sự nổi tiếng,
càng không cần một bình phong mỹ từ nào che đậy sự thật của
cảm xúc, của lòng mình. Lắng đọng, trầm tư nhưng cũng đầy
sâu sắc và tài hoa, từ câu thơ đó tôi học được ở cô nhiều
điều.
4.Văn khóa 18 chúng tôi vẫn thường gọi cô bằng cái tên
trìu mến: Mẹ Lam. Tổ Văn chúng tôi xem cô là cây cao bóng
68