Page 2 - Người lái đò sông Đà
P. 2

- Phần 1: khắc hoạ tính cách hung bạo của sông Đà và ngợi ca phẩm chất trí dũng, tài
            hoa của ông nghệ sĩ.
            - Phần 2: miêu tả vẻ đẹp trữ tình của sông Đà, qua đó thể hiện tình yêu thiên nhiên đất
            nước của nhà văn.

         II.   Đọc – hiểu văn bản
            1.  Lai lịch con sông
            - “Chúng thuỷ giai Đông tẩu
             Đà giang độc Bắc lưu”
            (Nguyễn Quang Bích)
            => Mọi con sông đều chảy theo hướng Đông, chỉ có sông Đà theo hướng Bắc => Sông
            Đà là một con sông duy nhất chảy ngược dòng: nét cá tính độc đáo, riêng biệt

            - Thơ Ba Lan: “Đẹp vậy thay tiếng hát dòng sông”

            - Ý nghĩa: Sông Đà như một nhân vật có diện mạo, có cá tính độc đáo.

            2.  Hình tượng con sông Đà
            2.1.  Hình tượng sông Đà hùng vĩ và hung bạo
            a.  Diện mạo hung bạo

            => Tác giả kết hợp sử dụng nghệ thuật miêu tả trùng điệp và nhân hoá khiến sông Đà
            hiện lên như một sinh thể tràn đầy sức sống.

            - Nguyễn Tuân quan sát công phu, tìm hiểu kĩ càng để khắc họa sự hung bạo trên nhiều
            dạng vẻ:
            + Trong phạm vi 1 lòng sông hẹp, như chiếc yết hầu bị đá bờ sông chẹt cứng, “cảnh đá
            bờ sông dựng vách thành”, “bờ sông dựng vách thành”,…



















                   +Hình ảnh ẩn dụ “vách thành” phần nào thể hiện sự vững chãi, uy nghiêm và sức mạnh
            đầy bí ẩn của dòng sông. Nguyễn Tuân không đơn thuần là một nhà văn khám phá vẻ đẹp tinh
            túy của Tổ quốc, mà ông còn là người “phu chữ” lợi dụng sự lung linh biến hóa huyền ảo của
            ngôn từ để làm nên tuyệt phẩm Đà giang=> độ cao của núi, độ sâu của vực và độ hẹp của lòng
            sông
   1   2   3   4   5   6   7