Page 5 - Người lái đò sông Đà
P. 5

“nước ở đây thở và kêu như cửa cống cái bị sặc”
            “nước ặc ặc lên như vừa rót dầu sôi vào”
            Những cái hút nước “quay lừ lừ như những cánh quạ đàn”
            “không thuyền nào dám men gần những cái hút nước ấy”

            => Sử dụng nghệ thuật nhân hoá, so sánh để miêu tả những cạm bẫy sông Đà giăng khắp
            nơi.
            + Lấy hình ảnh “ô tô sang số nhấn ga” trên “quãng đường mượn cạp ra ngoài bờ vực”
            để ví von với cách chèo thuyền …
            + Tưởng tượng về cú lia ngược của chiếc máy quay từ đáy cái hút nước cảm thấy có
            một cái thành giếng xây toàn bằng nước sông xanh ve một áng thủy tinh khối đúc dày.
            ( ngôn ngữ điện ảnh)

                   + Hai biện pháp tu từ so sánh “những cái hút nước giống như cái giếng bê tông thả

            xuống sông để chuẩn bị làm móng cầu” và nhân hóa “nước ở đây thở và kêu như cửa cống
            cái bị sặc” được sử dụng cùng một lúc khiến hiệu quả gợi hình, gợi âm sắc, gợi cảm xúc
            cả Nguyễn Tuân được nhân lên gấp bội. Dòng nước thở hồng hộc, thanh âm của nó thống
            thiết, thét gào giữa núi rừng Tây Bắc điệp trùng. Một vẻ đẹp hoang dại đã được sống dậy
            qua hai động từ gây ấn tượng mạnh “thở” và “kêu”. Đến với sông Đà, ta như cảm nhận

            được một linh hồn với trái tim rạo rực sinh khí đang ẩn mình dưới lớp vỏ bọc của quái thú
            dữ dằn, lưu giữ trong không gian miền Tây tiếng “thở” và “kêu” đầy cuồng nộ.

            +  Hình  ảnh  những  cái  hút  xoáy  ở  quãng  này  cũng  đang  quay  “những  cánh  quạ

            đàn”.  Quãng Tà Mường Vát dưới Sơn La sặc lên mùi tử khí. Nước xoay tròn như muốn
            cuốn trôi mọi thứ dưới lòng nước sâu thẳm và ở phía trên thì quật thật mạnh như muốn hất













            tung, lật độ tất cả mọi thứ.
                    +Chẳng những là một người chỉ huy trận địa ngôn từ tài ba, Nguyễn Tuân còn là
            bậc chỉ huy tài tình khi nhà văn đã tạo ra một đội quân thiện chiến. Những cái hút xoáy

            dưới văn phong của Nguyễn Tuân là những cái bẫy được giăng mắc với mật độ dày đặc ở
            quãng Tà Mường Vát. Giữa nơi rừng thiêng nước độc, tác giả đã thổi vào không khí của đô
            thị phồn hoa khi so sánh chiếc thuyền với ô tô và đoạn sông có những cái hút nước với
            quãng đường mượn cạp ra ngoài bờ vực. Với sự liên tưởng độc đáo như thế, Nguyễn Tuân
            đã khẳng định chắc nịch những cái hút nước trên sông Đà chính là mối đe dọa mà bất cứ ai

            cũng phải sợ hãi, phải thật điêu luyện, thật nhanh chóng và dứt khoát mới có thể “thoát
   1   2   3   4   5   6   7   8   9   10