Page 7 - Người lái đò sông Đà
P. 7
những từ ngữ đó mức độ tăng tiến dần lên cùng với sự tăng tiến đó thì là những khoảnh
khắc tiến gần hơn với con thác mà sự cảm nhận về nguy hiểm lại càng tăng lên. Qua
những từ ngữ này, ta thấy Nguyễn Tuân như một vị nhạc trưởng tài ba trong một bản
giao hưởng vậy , từ những cung bậc cảm xúc của Sông Đà như những nhạc cụ khác
nhau nhưng dưới sự điều khiển của ông Con Sông đà như một bản trường ca ,hợp xướng
đỉnh cao của núi rừng Tây Bắc.
+Âm thanh của thác nước rền vang trong không gian Tây Bắc hay trong tâm
tưởng của người đọc khiến cho Nguyễn Tuân cảm giác như đó là tiếng rống của một
ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông
rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng.
+Khi ở gần thác đá nó nổ ra một âm thanh lớn khủng khiếp như phóng thẳng, như
xé toang màng nhĩ, lúc này đây không phải là những âm thanh vọng lại mà đó là “tiếng
rống của hàng ngàn con trâu mộng” rống là một âm thanh vừa lớn mà sắc độ vừa cao
nên chỉ một tiếng rống thôi đã đủ làm chói tai còn đây của hàng ngàn con tất cả tổng
hợp lại nó rung đập vào tai rất dữ dội, nó còn là tiếng nổ của rừng vầu tre nứa là tre bên
trong trống rỗng khi cháy nó tạo thành nổ bùm bụp , đó còn là tiếng cháy của da trâu và
tiếng rầm rầm của hàng ngàn con vật đang cùng đường tuyệt lộ lao đi, nên nó làm chòng
chành, rung chuyển , nghiêng ngả và phá toang cả không gian trên bờ , dưới mặt đó
chính là tổ hợp âm thanh mà thác đá gây ra, để miêu tả được như vật duy chỉ có mình
Nguyễn Tuân làm được . => Biểu tượng về sức mạnh dữ dội và vẻ đẹp hùng vĩ của thiên
nhiên đất nước.
=> Bậc kì tài trong lĩnh vực sử dụng ngôn từ (sự phá cách mà ngoại trừ các tay bút thực
sự tài hoa, không ai làm nổi)