Page 9 - Người lái đò sông Đà
P. 9
mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo”.Một câu văn rất dài nhưng chỉ có duy nhất
một dấu phẩy ngắt điệp từ “tuôn dài” đã mô tả vô cùng sinh động sự vô tận của dòng
sông, khiến ta có cảm giác như nó cứ dài mãi như mái tóc của cô thiếu nữ Tây bắc mượt
mà trong tiết trời xuân phe phẩy đón gió trong nắng chiều. Những hoa ban, hoa gạo
bung nở nhịp nhàng dọc suốt dòng sông như điểm xuyến nên vẻ tươi mát, tràn trề sức
sống của “mái tóc sông Đà”. Mái tóc đó như chứa tất cả những thứ gì tinh túy nhất của
thiên nhiên đất trời, như đem trong mình nguồn nhựa sống dạt dào tuôn chảy để rồi bồi
đắp chất dinh dưỡng cho đồng bằng, ruộng lúa nước ta, nuôi sống hàng triệu trái tim
người con trên mảnh đất Việt
- Màu nước: Màu sắc đa dạng của son sông Đà biến đổi theo mùa, mỗi mùa một vẻ đẹp
riêng:
+ Mùa xuân dòng xanh ngọc bích.
+ Mùa thu lừ lừ chín đỏ.
Vẻ đẹp của sông Đà còn hiện ra qua những màu sắc đầy biến ảo mà chỉ có người nào
yêu sông Đà thật nhiều, quan sát Đà giang thật nhiều như Nguyễn Tuân mới có thể cảm
nhận được chúng một cách đặc sắc nhất. Đó là dòng nước xanh ngọc bích trong sáng,
quý giá dịu êm khi bước vào xuân. Việc so sánh màu xanh sông Đà với màu canh hến
của sông Lô, sông Gâm đã làm bật nên vẻ đẹp độc nhất của dòng sông mà không có con
sông khác có thể có được. Lời văn như phô ra như khoe ra cái thú thích khoe tài khoe
uyên bác của tác giả nhưng ẩn sâu trong đấy tràn ngập niềm tự hào, đong đầy sự thiên
vị của một niềm yêu mà Nguyễn Tuân đã dành riêng cho con sông Đà này. Vào mùa
thu, nước sông không còn là màu xanh ngọc bích nữa mà trở nên lừ lừ chín đỏ như da
mặt người bầm đi vì rượu bữa. Từ láy lừ lừ gợi nên dòng chảy nặng nề, điềm đạm và
chậm rãi của con sông nặng lòng với phù sa của vùng văn hóa xứ sở. So sánh với da
mặt của người bầm đi vì rượu bữa ở một người đang bất mãn bực bội không chỉ hiện
lên màu sắc đặc trưng của dòng sông mà còn hiện nên sức mạnh tiềm tàng ẩn chứa
những đe dọa và nguy hiểm gây nên những ám ảnh bao đời. Vậy là ngay cả khi đang
đắm mình với vẻ đẹp thơ mộng trữ tình của dòng sông nhưng hình cảnh non nước gầm
thét nơi sông Đà vẫn ám ảnh đâu đây trong sự quan sát và cảm nhận của nhà văn luôn
say mê những cảm giác mạnh luôn đi tìm những vẻ đẹp mới để thay đổi thực đơn cho
giác quan của mình.
Sông Đà khi gặp lại người quen
- Có một niềm vui vô hạn khi bất ngờ gặp lại sông Đà:
“Vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm”
“Vui như nối lại chiêm bao đứt quãng”
“Đằm đằm, ấm ấm như gặp lại cố nhân”
- Tác giả dụng công tạo ra một không khí mơ màng, khiến người đọc có cảm giác như
được lạc vào một thế giới kì ảo:
+ Con sông giống như một cố nhân lâu ngày gặp lại.
+ Nắng cũng “giòn tan” và cứ hoe hoe vàng mãi cái sắc Đường thi “yên hoa tam nguyệt”