Page 6 - Người lái đò sông Đà
P. 6

chết” khi đi ngang qua đây. . Nếu “nhiều bè gỗ rừng đi nghênh ngang vô ý”, hoặc đi trên
            sông Đà mà người chèo thuyền không đủ tự tin, bản lĩnh và am hiểu quy luật của dòng

            nước thì “thuyền bị trồng ngay cây chuối ngược” cũng là chuyện thường tình.
                   +Bên cạnh góc quay trực tiếp nhằm truyền đến cho người đọc cảm giác chân thực
            nhất, tác giả còn sử dụng con mắt của một nhà điện ảnh để tưởng tượng ra một anh quay
            phim táo tợn. Anh ngồi trên cái thuyền thúng tròn vành rồi cho cả thuyền cả máy quay
            xuống đáy cái hút xoáy sông Đà, từ đáy hút nhìn ngược lên vách thành để thấy cái hút xoáy

            như một khối pha lê đúc dày và sẵn sàng đổ ụp vào người trên thuyền. Cảm giác ở góc quay
            này, ta như ngồi trên cái thúng lướt trên sông Đà, chạy theo cái tưởng tượng đầy độc đáo,
            đa diện của nhà văn. Các trường liên tưởng phong phú, hình ảnh so sánh, nhân hóa đặc sắc
            được Nguyễn Tuân sử dụng linh hoạt không chỉ tô đậm rõ nét hình ảnh sông Đà hung bạo

            mà còn thể hiện tài năng bậc nhất của một người “phu chữ”. Nguyễn Tuân chính là bậc kim
            hoàn của chữ, một vị chỉ huy mạnh mẽ, một nhà văn ngông cuồng đầy sức sáng tạo và trí
            tưởng tượng phong phú.



               (1) + THÁC NƯỚC:  Còn xa lắm mới đến cái thác dưới. Nhưng đã thấy tiếng nước réo gần
                   mãi lại réo to mãi lên. Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại

                   như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo. Thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu
                   mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa
                   cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng. Tới cái thác rồi. Ngoặt khúc sông lượn, thấy
                   sóng bọt đã trắng xóa cả một chân trời đá.



                   Âm thanh luôn thay đổi: oán trách nỉ non  khiêu khích, chế nhạo  rống lên.

            - Vận dụng ngôn ngữ , kiến  thức của các ngành, các bộ môn trong và ngoài nghệ thuật
            để làm nên hàng loạt so sánh liên tưởng, tưởng tượng kì lạ, bất ngờ:
            +
                   + Những âm thanh chỉ có thể có ở con người nhưng lại được sử dụng cho dòng

            sông, sông Đà giờ đây như có tâm hồn, như có tích cách của một người đang hờn dỗi,

            đang tức giận vô cớ với tất cả.

                   +Khi từ xa đi vào ta đã cảm nhận được thác đá đã hiện lên qua cảm nhận bằng

            âm thanh “ thấy tiếng nước réo gần mãi lại réo to mãi lên” nó đã vọng lại những tiếng

            nghe như là “oán trách”,như” van xin” , như” khiêu khích” , như “giọng gằn mà chế

            nhạo” đây là những tính từ để miêu tả sắc thái , tâm trạng cảm xúc chứ không phải miêu

            tả âm thanh, đó là những cảm xúc như của một con người đang giận dữ, gào thét và
   1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11