Page 3 - Người lái đò sông Đà
P. 3

+Điểm nổi bật trên từng dòng văn của Nguyễn Tuân chính là một chuỗi các động từ
            mạnh xuất hiện với tần suất dày đặc: dựng, chẹt, ném. Để khiến cho diện mạo hung bạo của
            sông Đà được tái hiện thật sống động, những động từ mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc
            mở ra những trường liên tưởng cụ thể nhất.
                   + Không chỉ vậy, Nguyễn Tuân còn “phù phép” vào dòng sông Đà qua hình ảnh so sánh
            đầy ý vị lòng sông “như một cái yết hầu”. Đem cái “yết hầu” của con người ví von với những
            thành đá cao lớn, ta như mường tượng ra một con sông với địa hình ngoằn ngoèo đang nằm
            sâu bên trong vòm họng của một con thủy quái hung tợn, bạo ngược ép chặt lòng sông đến
            ngẹt thở, muốn ăn tươi nuốt sống tất cả mọi thứ đi ngang dòng sông. Quãng sông thắt hẹp đến
            nỗi “con nai con hổ đã có lần vọt từ bờ này sang bờ kia”, chỉ khi mặt trời lên cao nhất và
            chiếu thẳng xuống lòng sông thì mặt sông mới nhận được chút tia sáng ấm áp ít ỏi nhưng rồi,
            khi thời gian trôi đi thì những tia nắng ấy cũng dần biến mất.
                   +Chưa dừng lại ở đó, nhà văn tiếp tục thêu dệt, bao trùm lên câu văn phép chuyển đổi
            cảm giác: “Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh, cảm thấy
            mình như đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào trên cái tầng nhà
            thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện.” Nhà văn đã tạo ấn tượng tương phản thông qua xúc giác,
            gây ấn tượng với thị giác khi lấy hè phố tả mặt sông, lấy nhà cao gợi vách đá khiến không gian
            trở nên tịch mịch, heo hút đi, người đi đò như rơi vào sự trống vắng, trơ trọi trên dòng chảy
            hung bạo. Sự chật hẹp nơi đáy sông đã kích thích cho trạng thái của nhà văn, cho xúc cảm về
            một quãng sông đầy cô quạnh và lạnh lẽo. Hình ảnh so sánh “một khung cửa sổ nào trên cái
            tầng thứ mấy nào vừa phụt tắt đèn điện” càng làm tăng thêm về độ cao hun hút, thăm thẳm,
            rợn ngợp ở lòng sông. Những câu văn miêu tả, so sánh, liên tưởng đầy táo bạo mà không kém
            phần tinh tế của Nguyễn Tuân đã làm cho sông Đà hùng vĩ, hoang dại và hiểm nguy hơn bao
            giờ hết.


                   + Ở mặt ghềnh Hát Loóng: “nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn
            luồng gió gùn ghè suốt năm như đòi nợ suýt những người lái đò qua đây”.
            + Trong khung cảnh mênh mông hàng cây số của một thế giới đầy gió gùn ghè, đá giăng
            đến chân trời và sóng bọt tung trắng xóa đòi “nợ xuýt” ( từ độc đáo)













               + Xưa nay, đá thường được liên tưởng là một sự vật im lìm, lặng yên, còn gió là biểu tượng
            của sự nhẹ nhàng, mang cho ta một cảm giác khoan khoái. Nhưng khi đến với Nguyễn Tuân -
            một nhà văn của những núi cao, vực sâu, của những núi thác ghềnh hiểm trở thì đá, gió bước
   1   2   3   4   5   6   7   8