Page 174 - Cuốn 70 năm (c)
P. 174
kết thêm chặt chẽ; chúng ta đã nỗ lực, từ nay lại nỗ lực triệt
để; chúng ta đã kiên quyết, từ nay lại kiên quyết hơn; chúng
ta nhất định đề kháng võ lực của họ, nhất định phá tan mưu
đồ quỷ quyệt của họ. Chúng ta quyết kháng chiến đến khi
nước Pháp thực lòng thừa nhận nền độc lập và thống nhất
của nước ta” .
1
Trên cương vị Ủy viên chính thức, rồi Trưởng ban Thường
trực Quốc hội (tháng 11/1946, cụ Bùi Bằng Đoàn đã được
Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại kỳ họp thứ 2
bầu giữ chức Trưởng ban Thường trực Quốc hội thay cụ
Nguyễn Văn Tố), cụ đã để lại nhiều dấu ấn trong lịch sử
Quốc hội nước ta giai đoạn đầu thành lập. Trong thời gian Cụ
giữ chức Trưởng ban Thường trực Quốc hội (từ tháng 11/1946
đến tháng 9/1955) là vào đúng giai đoạn quyết liệt của cuộc
kháng chiến toàn quốc chống thực dân, đế quốc. Ngày
09/11/1946, Quốc hội đã biểu quyết thông qua bản Hiến pháp
đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ban Thường
trực Quốc hội có quyền góp ý, phê phán Chính phủ nếu
Chính phủ làm trái lợi ích quốc gia, dân tộc. Đứng đầu Quốc
hội, cụ luôn đề cao tư tưởng đại đoàn kết toàn dân tộc để
động viên các lực lượng tham gia kháng chiến, qua đó khẳng
định vai trò của Quốc hội trong việc đại diện cho ý chí của
toàn dân, cho tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc. Sau ngày
toàn quốc kháng chiến, Cụ đã được Ban Thường trực Quốc
hội ủy nhiệm ở bên cạnh Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính
phủ để góp ý kiến với Chính phủ trong mọi công tác kháng
chiến, giám sát các hoạt động của Chính phủ, nhất là tham
gia vào việc cải tổ nhân sự của Chính phủ vào năm 1947.
_______________
1. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Văn kiện Quốc hội
toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, t.1, tr.145.
174