Page 169 - Cuốn 70 năm (c)
P. 169
giao phó nhiều trọng trách trong Việt Nam Quang Phục hội.
Ông sáng tác nhiều thơ văn, cả chữ Hán và quốc ngữ, thể
hiện nổi bật phong cách cao thượng và tâm hồn của một sĩ
phu yêu nước. Tác phẩm tiêu biểu gồm: Nam Chi tập (thơ
chữ Hán), Phú cải lương (chữ Quốc ngữ)... Tên tuổi ông được
ghi trong bia Văn Miếu - Huế và được đặt cho một đường phố
ở Hà Nội.
Nghiêm Châu Tuệ, ông sinh năm 1866 tại làng Hòa Xá,
huyện Sơn Lãng, tỉnh Hà Đông, nay thuộc xã Hòa Xá, huyện
Ứng Hòa; đỗ Phó bảng khoa thi Tân Sửu, năm Thành Thái
thứ 13 (1901). Tên tuổi ông được ghi trong bia Văn Miếu -
Huế.
Bùi Bằng Thuận, ông sinh năm 1883 tại xã Liên Bạt,
huyện Sơn Lãng, nay là xã Liên Bạt, huyện Ứng Hòa. Ông là
cháu nội Tiến sĩ Bùi Tuấn. 24 tuổi, ông thi đỗ Cử nhân khoa
thi Bính Ngọ (1906). 34 tuổi, ông đỗ Tiến sĩ khoa Bính Thìn
(1916), từng giữ chức vụ Điển học tỉnh Phú Thọ, Bồi thẩm
tòa án. Ông mất năm 1947, thọ 65 tuổi, tên tuổi ông được ghi
trong bia Văn Miếu - Huế. Thời gian hưu trí ở làng, ông luôn
quan tâm đến việc giữ gìn di sản văn hóa và nâng cao dân trí
cho mọi người. Ông hay làm thơ, bài phú văn Nôm viết về
phong tục của người Việt Nam in trong tập Văn đàn bảo
giám (năm 1920), là một bài phú gây được sự chú ý đối với
giới văn đàn lúc bấy giờ.
Dương Thiệu Tường, ông sinh năm 1895 tại làng Vân
Đình, huyện Sơn Lãng, tỉnh Hà Đông, nay là thị trấn Vân
Đình, huyện Ứng Hòa. Năm 25 tuổi thi đỗ Tiến sĩ khoa Kỷ
Mùi, năm Khải Định thứ 4 (1919); được bổ làm Thừa phái cơ
mật viện.
Như vậy có thể thấy, qua năm tháng, tinh thần hiếu
học của dân tộc đã được nhân dân Ứng Hòa giữ gìn, phát huy
169