Page 168 - Cuốn 70 năm (c)
P. 168

ghi trong bia Văn Miếu - Huế. Dương Khuê thuộc số những
                           quan  lại  đứng  về  phe  chủ  chiến  đã  dâng  sớ  lên  triều  đình
                           Huế bàn phải quyết chiến với Pháp. Vua Tự Đức phê ông là
                           “Bất thức thời vụ” (Không hiểu thời cuộc) và đẩy đi làm quan
                           Chánh  sứ  sơn  phòng  trông  nom  việc  khai  khẩn  đất  hoang.
                           Thất vọng về thời cuộc, Dương Khuê cáo quan về trí sĩ ở tuổi
                           58. Ông mất năm 1902, thọ 64 tuổi. Ông có tài văn học, giỏi
                           làm thơ Nôm, sáng tác nhiều ca trù, có những đóng góp nhất

                           định  vào  sự  định  hình  và  phát  triển  thể  hát  nói  và  nghệ
                           thuật ca trù của dân tộc. Tác phẩm có: Vân Trì thi thảo, Vân
                           Trì đối liên tịnh thi tập, Vân Trì văn trướng tập...
                              Nguyễn  Viết  Bình,  người  xã  Đặng  Xá,  huyện  Yên  Đức,
                           tỉnh Hà  Nội,  nay  thuộc  Hòa  Phú,  Ứng  Hòa.  Ông  sinh năm
                           Nhâm Tý, đỗ Cử nhân khoa thi Giáp Thân (1884). Năm 38,
                           tuổi đỗ Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân (Hoàng giáp) khoa thi
                           Kỷ Sửu, năm Thành Thái thứ 1 (1889). Ông làm quan đến
                           Đốc học Hưng Yên.

                              Nguyễn  Thượng  Hiền,  ông  tên  tự  là  Đỉnh  Nam,  Đỉnh
                           Thần, tên hiệu là Mai Sơn, sinh năm 1868 tại xã Liên Bạt,
                           huyện  Sơn  Minh,  nay  thuộc  xã  Liên  Bạt,  huyện  Ứng  Hòa.
                           Ông là dòng dõi thế khoa, thân phụ ông là Nguyễn Thượng
                           Phiên đỗ Hoàng khoa thi Ất Sửu (1865). Thuở nhỏ, ông học
                           giỏi;  18  tuổi,  đỗ  Cử  nhân;  27  tuổi,  đỗ  Tiến  sĩ  Đệ  nhị  giáp
                           (Hoàng giáp) khoa thi Nhâm Thìn (1892). Ông làm quan dưới
                           triều đình Nguyễn, thăng đến chức Đốc học Ninh Bình, Đốc
                           học Nam Định. Năm 1907, sau khi vua Thành Thái bị phế
                           truất, ông bỏ quan xuất dương tìm cách cứu nước, cùng Phan
                           Bội Châu vận động Đông du và lãnh đạo tổ chức Việt Nam

                           Quang Phục hội. Nguyễn Thượng Hiền là nhà khoa bảng có
                           danh tiếng, nên việc ông xuất dương rất có ảnh hưởng tới dân
                           chúng, gia tăng thanh thế cho phong trào Đông du. Ông được
                                                             168
   163   164   165   166   167   168   169   170   171   172   173