Page 173 - Cuốn 70 năm (c)
P. 173
Minh ký Sắc lệnh số 64/SL thành lập Ban Thanh tra đặc
biệt, cũng là dấu mốc đánh dấu sự ra đời của ngành Thanh
tra Việt Nam. Ngày 31/12/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký
Sắc lệnh số 80/SL, cử cụ Bùi Bằng Đoàn (nguyên Chánh nhất
Tòa Thượng thẩm Hà Nội) làm Trưởng ban Thanh tra đặc
biệt của Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng
1
hòa . Việc Ban Thanh tra đặc biệt của Chính phủ giúp ban
hành những sắc lệnh có tác động tích cực đến đời sống xã hội,
đây là lần đầu tiên quyền tự do thân thể của công dân Việt
Nam được bảo vệ. Bằng kinh nghiệm của bản thân và tinh
thần trách nhiệm của người đứng đầu, cụ đã cùng Ban
Thanh tra điều tra, xem xét, làm rõ, xử lý nhiều vụ việc tiêu
cực, tham nhũng, giải quyết khiếu nại, oan sai của người
dân.
Ngày 06/1/1946, cụ Bùi Bằng Đoàn ứng cử và trúng cử
đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Đông. Khi Ban Vận động thành
lập Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam được thành lập theo
sáng kiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cụ được cử làm thành
viên chính. Với ý nghĩa đó, cụ là một trong những thành viên
sáng lập của Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam (Hội Liên
Việt, chính thức thành lập ngày 29/5/1946), nhằm củng cố
khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy vai trò của các giai
cấp, tầng lớp, dân tộc, tôn giáo, đảng phái khác nhau, như lời
khẳng định của cụ: “Chúng ta đã đoàn kết, từ nay lại đoàn
______________
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, t.1, tr.69.
1. Cụ Bùi Bằng Đoàn trở thành vị lãnh đạo đầu tiên của ngành
Thanh tra Việt Nam, sau Cụ là đồng chí Tôn Đức Thắng (Thanh tra đặc biệt,
1947 - 1949), Hồ Tùng Mậu (Tổng Thanh tra, Ban Thanh tra Chính phủ,
1949 - 1951), Nguyễn Văn Trân (Tổng Thanh tra, Ban Thanh tra Chính phủ,
1952), Nguyễn Lương Bằng (Tổng Thanh tra, Ban Thanh tra Trung ương,
1956 - 1965)…
173