Page 171 - Cuốn 70 năm (c)
P. 171

đỗ  đạt  sớm,  con  đường  quan  lộ  khá  hanh  thông.  Cụ  đỗ  Cử
                           nhân khoa thi năm 1906 (khi mới 17 tuổi) sau đó đỗ thủ khoa
                           trường Hậu bổ, là cơ sở đào tạo viên chức hành chính bằng
                           tiếng Pháp lúc bấy giờ và lần lượt được bổ nhiệm các chức vụ
                           khác  nhau  trong  triều đình  nhà  Nguyễn:  Tri  huyện  Thanh
                           Ba, Tam Nông (tỉnh Phú Thọ), Tri huyện Đại Từ (tỉnh Thái
                           Nguyên),  Tri  huyện  Văn  Lâm  (tỉnh  Hưng  Yên),  Tri  huyện
                           Tiên Du (tỉnh Bắc Ninh), Tri phủ Xuân Trường, Nghĩa Hưng

                           (tỉnh  Nam  Định),  Án  sát  ở  tỉnh  Lạng  Sơn,  Cao  Bằng,  Bắc
                           Ninh, Bố chính tỉnh Phúc Yên. Tuần phủ các tỉnh Cao Bằng,
                           Ninh Bình…
                              Bùi  Bằng  Đoàn  là  người  chính  trực,  thương  yêu  con
                           người,  kiên  quyết  đấu  tranh  bảo  vệ  sự  công  bằng,  bảo  vệ
                           người dân nghèo còn đói khổ lầm than. Năm 1928, khi được
                           cử tham gia Đoàn Thanh tra các đồn điền cao su của các chủ
                           người Pháp ở Nam Kỳ, với tác phong làm việc cẩn trọng, tỉ
                           mỉ, khoa học, cụ đã trực tiếp tiến hành điều tra tại nhiều đồn

                           điền cao su thuộc các tỉnh Biên Hòa, Bà Rịa, Thủ Dầu Một,
                           Tây Ninh, Chợ Lớn… tập trung chủ yếu vào việc tổ chức sản
                           xuất, sử dụng lao động, nhất là lao động các tỉnh Bắc Kỳ vào,
                           điều tra điều kiện ăn, ở, sinh hoạt, tiền lương… của người lao
                           động.  Qua  nghiên  cứu  thấu  đáo,  trung  thực,  khách  quan,
                           công  minh,  đầy  đủ,  Cụ  đã  viết  bản  báo  cáo  gần  100  trang
                           bằng  tiếng  Pháp,  nêu  rõ  những  phi  lý  và  vô  trách  nhiệm
                           trong tổ chức sản xuất và chính sách đối với người lao động
                           của giới chủ tại các đồn điền ở Nam Kỳ. Những kiến nghị xác
                           đáng được chính quyền thực dân xem xét, buộc các chủ đồn
                           điền phải sửa đổi cách đối xử, tăng lương và cải thiện phần

                           nào điều kiện sống của công nhân đồn điền. Đặc biệt, trong
                           thời gian nắm giữ vị trí Thượng thư Bộ Hình, với những kiến
                           thức sâu sắc về pháp luật dân chủ tư sản, Bùi Bằng Đoàn đã
                                                             171
   166   167   168   169   170   171   172   173   174   175   176