Page 172 - Cuốn 70 năm (c)
P. 172
có nhiều đóng góp để cải cách pháp luật, cải cách tư pháp
theo hướng tiến bộ. Trong 12 năm (1933 - 1945) làm việc
dưới triều vua Bảo Đại, cụ đã có công lớn trong việc sửa đổi
luật pháp, bãi bỏ nhiều quy định lỗi thời của hệ thống tư
pháp cổ xưa, biên soạn và ban hành một số luật mới, cải tiến
tổ chức các tòa án, đào tạo các thẩm phán và đội ngũ nhân
viên tư pháp ở các tỉnh Trung Kỳ.
Sau khi Nhật đảo chính Pháp (ngày 09/3/1945), cụ Bùi
Bằng Đoàn quyết định không tham gia hay thành lập Nội các
mới, mà cáo quan về quê. Vua Bảo Đại giữ cụ Bùi Bằng Đoàn
ở lại làm Chánh nhất tòa Thượng thẩm Hà Nội, chức vụ này
trước đây là do người Pháp đảm nhiệm. Ở thời điểm “đêm
trước” của cách mạng, tổ chức Việt Minh đã tiếp xúc và mời
cụ làm Hội trưởng Hội bảo vệ tù chính trị, cụ đã quyết định
đứng về phía cách mạng, bảo vệ những người tù cách mạng
và bảo vệ người dân.
Sau khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công,
nhận lời mời của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cụ Bùi Bằng Đoàn
tham gia Chính phủ cách mạng lâm thời, làm thành viên
Ban cố vấn của Chủ tịch nước, thành viên Ủy ban Nghiên
cứu kế hoạch kiến thiết . Ngày 23/11/1945, Chủ tịch Hồ Chí
1
_______________
1. Sắc lệnh số 78/SL, ngày 31/12/1945 của Chủ tịch Chính phủ lâm
thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tham gia Ủy ban Nghiên cứu kế
hoạch kiến thiết có nhiều nhân sĩ, trí thức và một số bộ trưởng như: Phan
Anh, Trịnh Văn Bính, Cù Huy Cận, Phạm Văn Đồng, Hoàng Minh Giám, Võ
Nguyên Giáp, Trần Văn Giàu, Nguyễn Mạnh Hà, Hoàng Xuân Hãn, Phạm
Khắc Hòe, Nguyễn Văn Huyên, Hồ Tá Khanh, Đặng Thai Mai, Vũ Đình Hòe,
Phạm Thiều, Đặng Phúc Thông, Phan Mỹ, Hoàng Hữu Nam, Đào Duy Anh,
Lê Dung, Hoàng Văn Đức, Đặng Văn Hướng, Trần Đăng Khoa, Đặng Xuân
Khu, Nguyễn Cao Luyện, Bùi Công Trừng, Nghiêm Xuân Yêm… Xem: Ban
Chỉ đạo biên soạn Lịch sử Chính phủ: Lịch sử Chính phủ Việt Nam, Nxb.
172