Page 23 - Cuốn 70 năm (c)
P. 23
Minh Đại Vương đánh vào quân Thục và giành thắng lợi.
Vào những năm đầu Công nguyên, nhân dân Ứng Hòa lại
nhất tề nổi dậy hưởng ứng cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng,
lật đổ ách thống trị của nhà Đông Hán giành quyền tự chủ (40
- 42). Mùa hạ năm 42, quân Đông Hán trở lại xâm lược nước
ta. Được nhân dân ủng hộ, nhiều tướng lĩnh của Hai Bà đã lập
phòng tuyến sông Đáy chống quân xâm lược. Nhiều dấu tích
lịch sử, đền thờ, thần phả, sắc phong ở các địa phương còn lưu
giữ. Đất Đinh Xuyên là căn cứ của hai tướng Phạm Thông,
Phạm Nhu, cụm căn cứ Trung Thịnh (Trường Thịnh) của hai
tướng Chiêu Trung và Đỗ Lý, nhân dân còn xây dựng chiến
lũy chống giặc ở Xà Kiều. Ở Đông Lỗ, hai mẹ con bà Hồng
Nương và Cung Băng đã có đóng góp quan trọng đối với nghĩa
quân, trở thành những nữ tướng tài giỏi của Hai Bà Trưng.
Trong cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược, theo
thần phả đình Cống Khê do Hàn lâm viện Đông các đại học sĩ
Nguyễn Bính soạn: đình Cống Khê thờ Thánh mẫu Quế Hoa
quận phu nhân. Vợ chồng Quế Hoa có con trai là Lê Lâm.
Khi Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn, Lê Lâm được
phong làm Đô Thống chế Thái giám Hữu đạo tướng quân.
Dưới sự chỉ huy của ông, có tới năm vạn binh mã và một
ngàn chiến thuyền sẵn sàng đánh giặc. Một lần trên đường
đến Sơn Nam, ông đến làng Cống Khê, thấy vùng đất có lợi
cho việc dùng binh. Ông ra lệnh cho binh sĩ thiết lập đồn trại
tại một khu đất hình con rùa uống nước, đặt tên là Đồn Sở
(tức Cống Khê) để chống giặc Minh. Chiến thắng giặc Minh,
Lê Lợi lên ngôi hoàng đế, khao thưởng quân sĩ, gia phong Lê
Lâm làm Đặc tước Kim tử Vinh lộc đại phu thái giám, Tổng
thông đại thần quan; chuẩn hứa đất Sơn Nam Thượng đạo
làm thực ấp. Khi ngài mất, nhân dân làng Cống Khê đã thờ
thánh Mẫu Quế Hoa và tôn ngài làm Thành hoàng.
23