Page 25 - Cuốn 70 năm (c)
P. 25

đã  chặn đánh một  toán  lính đi  tuần  tiễu,  bắt  sống  toàn  bộ
                           một tiểu đội, diệt một tên tay sai, thu toàn bộ vũ khí.
                              Năm 1895, ở Giang Triều (Đại Cường), cuộc nổi dậy của
                           nông dân do Tuần Vường khởi xướng và chỉ huy, được nhân
                           dân trong tổng Đại Bối cổ vũ và ủng hộ.
                              Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược,
                           các  cuộc  đấu  tranh  ở  Ứng  Hòa  tuy  quy  mô  không  lớn,  thời
                           gian tồn tại không dài nhưng đã biểu thị tinh thần chiến đấu

                           bất khuất của nhân dân, gây nhiều khó khăn cho cuộc bình
                           định của thực dân Pháp. Chính quyền thực dân ở Hà Đông
                           khi  ấy  phải  thừa  nhận:  Những  cuộc  kháng  chiến  trên  là
                           “nghiêm  trọng”,  “những  sự  kiện  chính  trị  đáng  phải  quan
                           tâm”. Những cuộc nổi dậy đó mang đậm tinh thần “giặc đến
                           nhà  trẻ  già  đều  đánh”,  tô  đậm  thêm  nét  đẹp  truyền  thống
                           quê hương.
                              Phong trào Cần Vương chống thực dân Pháp cuối thế kỷ
                           XIX vừa dứt, nhân dân Ứng Hòa lại nhanh chóng hoà nhịp

                           với  phong  trào  yêu  nước  có  khuynh  hướng  canh  tân  vào
                           những năm đầu của thế kỷ XX do các nhà nho yêu nước tiến
                           bộ khởi xướng. Đó là phong trào Đông du, Đông Kinh nghĩa
                           thục, phong trào Duy tân và Việt Nam Quang Phục hội. Các
                           phong trào yêu nước trên đã ảnh hưởng sâu sắc và mạnh mẽ
                           tới các nhà nho tiến bộ và các tầng lớp nhân dân Ứng Hòa.
                           Tư tưởng canh tân dân chủ ảnh hưởng khá đậm trong tầng
                           lớp nho sĩ ở Liên Bạt, Vân Đình, Tử Dương.
                              Tiêu biểu nhất cho luồng tư tưởng yêu nước mới này là
                           chí  sĩ  Nguyễn  Thượng  Hiền,  người  làng  Liên  Bạt,  tổng  Xà
                           Cầu. Sinh ra trong một gia đình khoa bảng, Nguyễn Thượng

                           Hiền sớm từ bỏ quan điểm nho giáo lỗi thời, cổ vũ việc duy
                           tân, từ bỏ lập trường quân chủ, theo khuynh hướng dân chủ.
                           Lòng yêu nước nhiệt thành là động lực của sự chuyển biến tư
                                                             25
   20   21   22   23   24   25   26   27   28   29   30