Page 28 - Cuốn 70 năm (c)
P. 28
Dũng và nhiều cán bộ cấp cao của Đảng đã về đây hoạt động.
Nhân dân các địa phương ở Ứng Hòa đã đóng góp lớn trong
việc nuôi dưỡng, bảo vệ, che giấu cán bộ của Đảng, Xứ ủy…
Từ đó, phong trào cách mạng ở Ứng Hòa phát triển nhanh.
Trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, Ứng Hòa được
Tỉnh ủy Hà Đông lựa chọn là một trong hai huyện khởi nghĩa
sớm trong tỉnh. Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa giành chính
quyền ở Ứng Hòa đã góp phần thúc đẩy cuộc khởi nghĩa
giành chính quyền trong toàn tỉnh Hà Đông.
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược
(1945 - 1954), Khu Cháy đã trở thành căn cứ kháng chiến,
khu du kích đầu tiên của tỉnh Hà Đông, là bàn đạp quan
trọng giữa lòng địch để quân ta chủ động tiến công đánh sâu
vào vùng tạm chiếm; là nơi che giấu, bảo vệ các cơ quan đầu
não kháng chiến của tỉnh và nhiều địa phương vùng tả ngạn
sông Hồng; đồng thời cũng là hậu phương quan trọng, cung
cấp sức người, sức của cho kháng chiến. Ứng Hòa luôn là căn
cứ chỉ đạo kháng chiến của tỉnh, với du kích Nam Ứng Hòa -
Trung Tây Phú Xuyên, nơi diễn ra nhiêu trận đánh nổi tiếng
như: trận Tiếng Cồng chống giặc tại Trầm Lộng, Đồng Tân,
Minh Đức, Trung Tú được Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư
khen năm 1951; trận Kangguru năm 1952 (Đông Lỗ)…
Những chiến thắng trên chứng tỏ sự kiện cường, anh dũng
của nhân dân Khu Cháy, Khu Cháy là điểm sáng của phong
trào đấu tranh du kích trong lòng địch thời kỳ kháng chiến
chống thực dân Pháp của nhân dân tỉnh Hà Đông.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, nhân dân
Ứng Hòa tiếp tục phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng,
với tinh thần “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, các thế hệ
thanh niên đã xung phong lên đường vào Nam. Huyện Ứng
Hòa - quê hương “Chiếc gậy Trường Sơn", một trong những
28