Page 26 - Cuốn 70 năm (c)
P. 26
tưởng có tính cách mạng đó. Cụ sáng tác nhiều thơ văn vạch
trần âm mưu xâm lược của đế quốc, khơi dậy tinh thần yêu
nước và kêu gọi nhân dân đấu tranh. Thơ văn yêu nước của
cụ trở thành tài liệu giảng dạy trong trường Đông Kinh
nghĩa thục. Năm 1907, khi đang giữ chức Đô đốc tỉnh Nam
Định, Nguyễn Thượng Hiền từ bỏ quan tước, tạm biệt vợ con,
xuất dương sang Nhật tìm đường cứu nước cùng Phan Bội
Châu, tham gia phong trào Đông du và lãnh đạo tổ chức
phong trào Việt Nam Quang Phục hội. Hành động của cụ gây
chấn động mạnh mẽ, sâu sắc không chỉ đối với quê hương
Ứng Hòa mà đã ảnh hưởng vang dội trong phạm vi cả nước,
trong giới sĩ phu cũng như trong đông đảo nhân dân.
Ngày 27/6/1908, một sự kiện gây chấn động mạnh mẽ nổ
ra tại Hà Nội. Đó là cuộc “Hà thành đầu độc”. Đây là cuộc
mưu nổi dậy có sự phối hợp của những người yêu nước ở
thành phố Hà Nội, trong đó có binh lính người Việt trong
quân đội Pháp được giác ngộ và nghĩa quân Yên Thế do
người nông dân yêu nước Hoàng Hoa Thám chỉ huy. Trong
cuộc nổi dậy này, Nguyễn Chí Bình (thường gọi là Đội Bình
hoặc Tư Bình), một hạ sĩ quan trong quân đội Pháp có tinh
thần yêu nước, người làng Kim Châm, xã Đội Bình được giao
nhiệm vụ chỉ huy mũi nổi dậy từ trong doanh trại quân đội
Pháp. Thực dân Pháp hoảng sợ và khủng bố dữ dội. Cuộc nổi
dậy không thành, Đội Bình bị giặc bắt và tử hình giữa tuổi
thanh xuân vì nghĩa lớn của dân tộc , tô thắm thêm nét son
1
_______________
1. Ngày 28/6/1908, thực dân Pháp thành lập Hội đồng đề hình, có Công sứ Hà
Đông Đuyviliê tham gia, nhanh chóng xét xử những người tham gia khởi
nghĩa. Ngày 08/7/1908, quân Pháp đưa 3 người đầu tiên: Đặng Đình Nhân
(Đội Nhân), Nguyễn Chí Bình (Tư Bình) và Nguyễn Văn Cốc (Dương Bé) ra
xử chém ở phía trước cột cờ Hà Nội (tại vườn hoa Chi Lăng ngày nay). Sau đó,
26