Page 24 - Cuốn 70 năm (c)
P. 24
Khi Đinh Bộ Lĩnh phất cờ khởi nghĩa, dẹp loạn cát cứ,
nhân dân Ứng Hòa đã nhiệt tình hưởng ứng. Một số tướng
lĩnh theo Đinh Bộ Lĩnh đã được nhân dân các làng tôn thờ
làm Thành hoàng. Đình Động Phí (Phương Tú), nơi thờ Bạch
Tượng, vị tướng nhà Đinh tham gia dẹp loạn 12 sứ quân.
Thần tích, thần phả ở đình làng Động Phí cho biết, các tướng
Đinh Điền, Nguyễn Bặc về đây thu nạp lực lượng với 500
quân; đình Ngọc Động thờ Bạch Địa và đình Nguyễn Xá thờ
tướng Tô Đài, là những tướng cùng Đinh Bộ Lĩnh tham gia
dẹp loạn 12 sứ quân, lập ra Nhà nước Đại Cồ Việt.
Phát huy truyền thống yêu nước của ông cha, cứ mỗi lần
có giặc ngoại xâm, nhân dân Ứng Hòa lại hăng hái cùng
nhân dân cả nước chiến đấu giành, giữ nền độc lập, tự chủ
của dân tộc. Cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp xâm lược nước
ta, hưởng ứng phong trào Cần Vương, một số thanh niên ở
Quan Tự, Trung Thượng đã vượt sông Hồng tham gia khởi
nghĩa Bãi Sậy (1883 - 1892).
Khi quân Pháp đặt chân tới vùng đất Ứng Hòa, chúng đã
phải kinh hoàng trước tinh thần chiến đấu quyết liệt của
nhân dân. Tiêu biểu nhất là cuộc kháng chiến của nông dân
vùng Ứng Hòa, Phú Xuyên, Thanh Oai, Chương Mỹ do Tư
Khẩn, một nông dân yêu nước người làng Phú Lương, tổng
Xà cầu, phủ Ứng Hòa chỉ huy. Suốt ba năm, dưới sự chỉ huy
của Tư Khẩn, nghĩa quân đã đánh nhiều trận quyết liệt:
Cuộc tấn công tiêu diệt đồn Ba Thá (ngày 27/9/1889), trận
chiến đấu dũng cảm tại làng Phú Túc (huyện Phú Xuyên)
(ngày 21/10/1889). Mặc dù cuộc kháng chiến của Tư Khẩn
lãnh đạo bị tan vỡ vào cuối năm 1889, nhưng nghĩa quân còn
lại vẫn tiếp tục hoạt động theo từng nhóm nhỏ, từng khu vực
một thời gian nữa. Đáng chú ý, ngày 17/6/1891, tại làng
Quảng Tái (nay thuộc xã Trung Tú), nghĩa quân ở Ứng Hòa
24