Page 124 - 60 nam chu nghia & noi niem
P. 124

LÊ TRÚC KHANH                                 60 NĂM, CHỮ NGHĨA VÀ NỖI NIỀM
           tối khoảng đầu năm 1972, tôi chợt nhìn thấy vầng trăng sau dãy lầu ba.
           Trăng không sáng một mình, mà còn có bóng hỏa châu long lanh từ phía
           bên kia Xóm Chài đang rền vang tiếng súng. Chiến tranh đang ở rất gần
           và đang bao phủ màu đen lên tâm hồn những người bạn trẻ. Nhớ về
           kỷ niệm, về bạn bè đang trôi nổi tận góc biển chân trời, tôi viết bài thơ
           “Nhìn trăng lên trường Phan Thanh Giản”.
              Là nửa mùa trăng sáng một miền
              Đã về chưa- những chuyện tơ duyên
              Hình như cây lá vừa xanh mắt
              Anh cũng buồn qua hết tháng giêng

              Lâu lắm anh không  nhìn trăng tròn
              Phai màu tóc rối-  nhạt lòng son
              Nghe thương biết mấy thời đi học
              Ngủ giấc bình yên dưới mái trường


              Những buổi trưa về trời đổ mưa
              Khép đôi tà áo gió bay hờ
              Che tay để xót đời cô quạnh
              Em có nghìn thương tuổi  học trò?


              Anh vẫn còn đây- vẫn đứng đây
              Có con chim hót động hiên ngoài
              Rung rinh mái ngói trường khua trống,
              Một chút tình si lãng đãng bay…
              2.
              Nhớ chiếc cầu thang gỗ, nhớ thầy, nhớ bạn, thì mới hay gánh nặng
           thời gian đã làm oằn lưng ngôi trường yêu dấu. Chuyện thay đổi, biển
           dâu là lẽ tất nhiên, nhưng tránh sao lòng không có chút ngậm ngùi?
              Từ đầu năm học 2014-2015 đến nay, rất nhiều thế hệ học sinh trở
           lại trường để được ghi lại vài tấm hình kỷ niệm. Theo kế hoạch của địa
           phương, tháng 7 tới đây, trường sẽ bị phá dở để xây mới hoàn toàn 3 dãy
           ngang, nhưng vẫn không thay đổi mô hình kiến trúc. Biết là như thế, sao
           cứ băn khoăn, bởi với riêng tôi, cái “hồn xưa” của trường đã không còn
           nguyên vẹn. Tôi đã nói với học trò mình không phải là những bài lý luận,

                                         127
   119   120   121   122   123   124   125   126   127   128   129